Diễn Đàn Phật Pháp , Phật Học , Phật Tử . Phật Giáo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

sự chứng ngộ của DIỆU ĐỊNH

Go down

sự chứng ngộ của DIỆU ĐỊNH  Empty sự chứng ngộ của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by minh đài 12/03/13, 08:15 am

Sự chứng đạo của cô DIỆU ĐỊNH
KHỔ
Mỗi bước chân của chúng ta từ
trong cuộc sống ta thấy rằng đụng vào đâu cũng sanh phiền não dù ít hay
nhiều cũng phải lo ,không thể nói mình không lo hôm nay cô sẽ trình bày
bằng tri kiến của mình bằng TUỆ minh sát .
Có danh sắc phải có khổ
,có phiền não vì sao như vậy ,cảnh đời mình nhìn thấy trãi ra hằng ngày
,không phải của mình ,hoặc là của mình đều đem đến cho mình những cái
tưởng nhớ ưu phiền .
Hôm nay ra đường thấy người ăn xin ,thấy người
bịnh hoạn ốm đau ,và thấy người nghèo bươi bãi trong sự sống rất cực khổ
gian nan thì thân tâm không an rồi /
Thấy già yếu bịnh tật ,thấy
chết ,đây mà ngày xưa đức PHẬT cũng từng thấy mà nghỉ:mình cũng sẽ như
họ cũng già cũng bịnh rồi cũng sẽ chết đi ,đó là cái ở bên ngoài mà suy
tưởng vào trong tâm ,mình thấy người bịnh đớn đau rên rỉ lập tức thân
tâm của mình cũng cảm nhận ,mình nghỉ :giá như mình cũng bị như họ ,mình
sẽ cũng rên la như vậy .
Sắc thân này của mình có máu ,có cảm giác
,đau đớn ,một khi bịnh tật tác động đến mình thì đều có cảm thọ sự đau
đớn lo âu như nhau không thể nào khác cả
Tiền tài vật chất cũng là
một phần đóng góp sự trở ngại của phiền não ,trong một gia đình có người
ốm đau bịnh tật mà không có tiền để đưa đi đều trị .hoặc áo quần ,nhà
cửa ,đất đai cái mà gọi là hữu vi ,hiện thực gắn liền với hơi thở của sự
sống sanh tồn ,
Một con người ăn mặc sạch sẽ lịch lãm ,ở trong một
gia đình khang trang giàu có ,vui vẻ ăn nói thong thả ,nói về đạo đức
,ai nghèo thì bố thí một chút của dư thừa thì mọi người nhìn vào nói:
người này sống có đạo đức được nhiều người tôn kính lễ lạy .
Còn đối
một người nghèo quanh năm lo sự sống dẫu có tu biết đạo lý nhưng không
có gì để bố thí ,cũng ngồi nói đạo ,thì quả thật không có hiệu nghiệm .
Ngay
bản thân mình ,người thân mình mà mình không độ được thì làm sao độ cho
bên ngoài ,vậy cho thấy hữu vi cũng không kém phần quan trọng .
Sự
đánh đổi hữu vi đến vô vi ,,khi cuộc sống còn đang nghèo khổ túng thiếu
chỉ biết NIỆM PHẬT ,giống như mình đang gọi mẹ ơi ,mẹ ơi!.......
Bên
đạo THIÊN CHÚA giáo thì gọi chúa ơi!,có người gọi BỒ TÁT ơ!....nếu như
mình gọi PHẬT ơi! Mà có thể đắc thành PHẬT thì con chim két nó đắc rồi .
Cũng
như cha mẹ sanh thành của mình ,di truyền sanh sản ,dạy mình cách ăn
cách nói ,cách đối xử trong sự sống ,lễ phép ,kính thầy mến bạn đạo đức
từ nhà trường ,rồi khi lớn lên mình lại tiếp nối cha mẹ ,đóng vai trò
làm cha làm mẹ để dạy con cháu .
Sự nối truyền đời này đến đời kia
,cha mẹ từ từ là hình bóng quá khứ dị lai ,sự lòng thành của con cái
chính là lễ nghi ,cung kỉnh ,hương hoa ,cây trái .
Xưa kia con người
ít ,ngày nay đời này truyền đời kia ,sanh sanh nhiều vô số ,cái này nảy
sinh cái kia ,thành biến đổi ,phương tiện nhu cầu trong sự sống càng lúc
càng tăng ,văn minh càng lúc càng cao nhằm phục vụ cho con người ,sự
thử thách của con người càng lúc càng rút ngắn,
Kinh kệ ,phương tiện
,chùa chiền ngày xưa là một việc rất khó ,kinh không có phải tầm kiếm
,chép tay ,ngày nay lên mạng ,giao lưu nhanh chóng ,sự tu tập đễ dàng
không còn là thử thách .
Thờ phượng chùa chiền cũng mọc lên ,người
lạy lễ cũng nhiều vô số ,thậm chí có thể lựa chọn một ngôi chùa thoáng
mát khang trang ,làm nơi lễ bái cung kỉnh rất là dễ .
Trước đây tôi
từng nói chuyện với một PHẬT TỬ người nói:nơi nào chùa khang trang nơi
đó có thầy giỏi tu tin tấn ,là vì phước báo vô tận nên được nhiều PHẬT
TỬ lui tới cúng dường ,hỗ trợ nhiều ,có cả tiền tài trợ .
Có đúng vật
chất tiền tài là phương tiện cho người tu đắc thành chánh quả không
?ngày xưa đức PHẬT ngài ngồi gốc cây đâu cần chùa ,vậy thì cái gì làm
nên đạo quả ,đó chính là lương TÂM ,chánh tâm thiện của mình mới làm nên
đạo quả .
Đạo là gì?chính là đạo lý phát xuất từ con người ,đúng sai
,hay thiện ác đều từ sự phán xét hợp lòng người mà ra ,và quả là gì?đó
là kết quả của sau phán xét hành động suy nghỉ của chính bản thân mình
mà ra .
Trong hiện tại trên thế giới có bao nhiêu đạo ,đạo PHẬT ,đạo THIÊN CHÚA ,đạo MẪU v…v…nhiều đạo .

vì đạo là nguồn gốc sanh khởi,thiện ác,đạo nào thÌ có quy luật của đạo đó.
Khi
sanh ra trên vai của mỗi chúng sanh đã mang một trách nhiệm của đạo
mình rồi,phận làm ông bà phải làm cho đúng vai trò đạo làm ông bà, đạo
làm cha mẹ phải có một trách nhiệm đúng đạo làm cha mẹ, đạo làm anh hoặc
làm em cũng phải có quy luật đúng đạo,đây chỉ nói lên đạo nghĩa trách
nhiệm của từng vai trò đạo lý,biết tôn ty trên dưới, biết tình biết
nghĩa với nhau.
Trước làm người thì biết đạo nghĩa với người thân trong gia đình,sau biết đạo nghĩa với xã hội ,với hết thảy chúng sanh.
Nhiều người đã cất công đi tìm những đạo lý cao siêu nhưng đạo lý trước mắt lại không thấy,đạo làm người:
HIẾÚ:Hiếu
nghĩa vi tiên= Làm người việc đầu tiên phải biết đáp lễ công sanh dưỡng
dục của đấng sanh thành ,hiếu với người đã có công nuôi dưỡng,sự lớn
lên và được nuôi dạy dỗ đều do công sức của bậc sanh thành dưỡng dục.
Xác
thân này,máu huyết này do cha mẹ đã sanh,mình không có quyền hủy
hoại,không vì một lý do không đáng mà hủy hoại, ngày xưa người mà có đạo
hạnh ai mà cạo đầu cũng xem là bất hiếu.
Người tu đạo sỉ cũng không
được cạo đầu,đây là muốn giữ gìn công đức sanh thành của cha mẹ,về sau
vì có nhiều nguyên nhân,vì phương tiện mới có chuyện cạo đầu hoặc cắt
tóc,
Nghĩa ;là biết yêu thương đồng loại ,biết đùm bọc lẫn nhau,tình
thâm huyết nhục,không vì lý do nào chia lìa cắt đoạn,người xưa luôn giữ
được chữ nghĩa mà kết bạn,như thâm tình đến chết mà không phai lợt.
Trung:là
trung thành,trong sáng thân tâm ngay thẳng,ngày xưa tôi trung với
vua,vợ trung với chồng,trò trung với thầy,sự trung với nhau không hề có
sự phản nghịch bất đạo,như ngài QUAN CÔNG, trung với LƯU BỊ.Nếu không vì
một lý do nào khác người thà chết chứ không nghịch lại .
Lễ :sự đối nhân xử thế,dùng lễ để đối nhau vợ chồng ,anh em,ông bà ,sự phân biêt vai vế đối lễ với nhau đây gọi là lễ nghĩa.
Trọng
đạo làm người có đủ những sự yêu cầu đó làm tròn thì đã là qua một lớp
tiên,gọi là nhơn,đã đi qua lớp cây cỏ ,qua thú qua làm người,là qua 1000
năm tu luyện sàng lọc tâm tánh để làm người rồi mới sàng lọc qua lớp
người mới làm tiên
Làm tiên hưởng thụ hết phước rồi quay lại làm
người.Vậy muốn không quay lại phải tu và bỏ luôn sự ham muốn những trần
tục hưởng lạc để đi vào sự vắng lặng, cho đến chân như niết bàn.
Như
vậy muốn thành phật đạo phải đi qua hết các thứ lớp đó như mình phải
vượt đèo để đi lên núi,nhiều người đã bỏ quên mất cái lớp thấp này,mà
chính họ thường lập lại cái lớp thấp nhất luôn để tâm cứ quanh quẩn
không sao ra khỏi để vượt lên , nên cô nhắc nhở muốn leo núi, muốn đạt
quả vị cao phải trãi đi các thứ lớp thấp nhuần nhuyễn để đạt lên quả vị
cao đừng cho mình ở quả vị cao mà lại lập đi lập lại quả vị thấp mà ko
hay biết
Như vậy cho thấy dẫu cho mình tu ở đạo nào chỉ là danh nghĩa
,là nơi để có chổ dựa mà thôi cái chánh của đạo là gì?chính là tập làm
THIỆN ,tập làm người ,,.
Mọi lễ nghi mọi thờ phượng hữu vi mà mình đang lễ đó chỉ là phương tiện ,khi mình khổ quá ,buồn quá thì đến mà than vãn tâm sự
Dưới mắt của người chứng đắc là không có ĐỊA NGỤC
Địa
ngục là nơi U MINH tăm tối không có ánh sáng nó vốn chính là thọ uẩn
của con người ,nghĩa là khổ ,phiền não ,trong sự náo nhiệt đua chen
trong đời sống ,vật chất đua đòi ,con người ta trở nên tham muốn mọi thứ
làm sao cho bản thân được thoải mái ,vui vẻ ,thỏa mãn được tánh thích
ưa chuộng của bản thân .
Lòng ích kỷ nhỏ mọn ,trở nên tham lam độc ác
đưa TÂM con người đến với tội ác ,Địa NGỤC là tấm gương phản xạ ghi lại
những tội ác của mình gây ra .
Người chứng đạo là người nhìn thấu
suốt những nhân quả tự nhiên ,những thọ uẩn cũng tự nhiên ,vì nó vốn tự
nhiên phát sanh ,ưu tư phiền não lo âu trong sự sống ai cũng phải có
,ngay là người đã xuất gia hay tại gia ,trẻ già bé lớn cũng đều có cái
bận bịu lo chuyện riêng cả .
Nhưng ưu tư phiền não mà đến mức xa vào
ĐỊA NGỤC thì không bao giờ xảy ra với người đã thông hiểu đạt đạo bao
giờ ,người chưa thông hiểu thì còn ganh tỵ tham lam sân hận mới đưa đến
tình trạng phạm tội .
Người đã thông chứng đạo ngược lại biết làm chủ
lúc nên ngừng lại thì ngừng không đưa mình tiến xa lầy ,những khổ não
ưu phiền có thể buông bỏ ,không sân hận không đưa mình vào gút mắc lo âu
.
Những đau khổ hay ưu phiền bởi yêu đương ,những chuyện linh tinh
nho nhỏ không làm cho TÂM người chứng đạo phải rầu buồn ,và thân TÂM
người chứng đạo không hề sợ phải đi một mình vì những bước chân người đã
được chứng đạo có một niềm tin vững vàng thông suốt .
TÂM người chứng đạo như nguồn nước trong không ô nhiễm không lai tạp ,bản chất của nó là nguyên chất tinh kiết
Chính
vì có một tự tin ,và tinh kiết của TÂM người chứng đạo nên nới gọi là
ĐỊA NGỤC không bao giờ có ,không bao giờ xâm nhập vào người đã được
chứng đạo
Vô cầu :
Ngày xưa ông bà ta thường nói người làm biếng nằm chờ xung rụng ,đi xem bói mấy ông bà thầy nói:,anh ,chị…ông ..bà số giàu có .
Nếu
như chúng ta không làm lụm chăm chỉ thì lấy gì ăn ,hôm nay đến chùa lễ
PHẬT ,BỒ TÁT cầu xin làm ăn cho đặng ,cầu cho may mắn cầu cho có tiền
.may mắn đâu không thấy con cái bị bịnh ,chồng thì thất nghiệp ,bản thân
thì làm không đủ ăn chẳng lẻ lại bán vốn ông thầy bà bói ,hay kiện PHẬT
BỒ TÁT .
Trong kinh thường nói có phước thì khỏi cầu ,không có phước cầu cũng không có ,vậy trước cũng không cầu sau cũng không cầu
NIỆM PHẬT

Niệm Phật cho ta nhớ Phật hoài
Thế tôn toàn trí rõ không ngoa
Tán dương Giác giả tâm thanh khiết
Ái ngộ mê nhơn ý nhiễm ô
Gieo hạt khổ qua thu trái đắng
Trồng cây đậu lạc nhặt nhân bùi
Mực đen son đỏ tùy ưa thích
Tự quyết đời ta khỏi hỏi ai!

(12/02/Mậu Tý)
ĐẤNG TIẾP DẪN

Họ bảo tin ông tận cõi lòng
Thì ông tiếp dẫn khỏi đền công
Khi con tắt thở ông đến rước
Rước được cùng chăng? Ai chứng minh?

(08/05/Mậu Tý)

Lời
nhắn nhũ của PS.Thích Từ Thông, Phật tử nhớ lưu ý: “Phật không sử dụng
quyền lực của riêng mình “phù hộ” cho ai theo cảm tính. Người đệ tử Phật
chơn chánh không trông chờ, không hy vọng sự ân sủng của bất cứ vị Phật
nào. Đời ta, ta tự quyết định: “gần mực hay gần son” mà ta có được
màu.”
Vậy cho thấy rõ cuộc đời của mình thì tự mình quyết định ,cứ sống cho thoải mái ,việc cần lo thì nên lo để dàng xếp ổn thỏa .
Sống
cao thượng ,sống bình an ,không phiền hà ,sống nhân hậu ,từ bi ,vui vẻ
trong hiện tại ,mỗi bước đi phải GIÁC NGỘ nghĩa là mình biết mình nên
phải làm gì cho có lợi ích ,không xuôi theo TÂM vô minh xúi giục của
những người còn tham lam sân si mê muội
(tt)VÔ THƯỜNG
Có người
nói vô thường là khổ ,,sự biến đổi tự nhiên có làm khổ hay không?mình
phải xem xét ,sanh ,già,lão,bịnh tử là vô thường .
Nắng sáng chiều
mưa là vô thường ,nó vô thường hay thường như vậy đều do cảm nghỉ .Ngày
nào cũng ngắm mặt trời sáng nó mọc ở hướng đông chiều nó lặn ở hướng tây
mình thường thấy như vậy ,thì mình nói :đó là thường thôi .
Ngồi
ngẫm nghỉ sáng hướng đông ,chiều hướng tây ,dù nó biến đổi từ từ nhưng
khi thấy mặt trời lặn từ từ rồi biến mất sự biến đổi đó lại là vô thường
sanh diệt .Mới sáng đó bây giờ tối rồi đó là vô thường ,là sanh diệt .
Sự
sống của con người tính bằng hơi thở ,thở ra thở vào còn sống ,khi
ngưng rồi thở ra mà không thở vảo thì cuộc sống đã tắt lịm .
Sanh tử là vô thường ,,đây mình rút ngắn để cho thấy sự biến đổi rất nhanh chóng của một sự sống của con người .
Một
đời người sự biến đổi đó luôn từ từ ,hôm nay em bé mới sanh còn nằm ngo
nghoe vài tháng sau bé biết bò ,biết đi ,vài năm sau bé đi học rồi
trưởng thành ,rồi thời gian đi qua tóc xanh chuyển dần tóc bạc .
Sự vô thường biến đổi nhanh ,chậm theo thời gian đó là tự nhiên ,nếu như mình không chết đi thì làm sao lớp trẻ nó thay thế .
Sự tiến hóa lớp sau tấn tới ,lớp trước phải thụt lùi ,sóng sau xô sóng trước ,chỉ là một sự đổi ngôi .

những cái ác thì mình mới nhìn thấy cái thiện ,thấy những thất bại mới
thấy những cái thành công ,tùy vào môi trường ,tùy theo hoàng cảnh mà
tạo nên những thất bại hay thành công đó ,như vậy đâu phải ai cũng ngu
si ,đâu phải ai cũng thất bại .
Đôi khi họ cũng nghỉ thuận theo tự
nhiên mà xuôi theo chiều gió tạo nên những thành công đó .đâu ai khôn
hơn ai đâu ,không ai tài giỏi hơn ai mà họ biết thuận theo tự nhiên mà
làm nên sự nghiệp .
Như vậy sự biến đổi vô thường có khi giúp mình
làm nên giàu có ,và nó cũng có khi làm cho mình nghèo đi ,đó là do cách
ứng dụng vô thường của mình như thế nào .
Lúc vui ,lúc buồn ,lúc giàu
thành công ,lúc thất bại ,được còn ,là vô thường tự nhiên ,mình có nên
bám chặc nó cho đây là khổ hay không?
Theo tôi thì không ,cái gì hư
thất bại thì mình nên suy nghỉ để làm lại ,làm không được thì đổi hướng
để làm ,yêu được thì yêu, người ta không yêu thì đừng buộc ràng người ta
.
Cái gì của mình thì mình nên xử dụng ,không phải của mình đừng cướp đoạt ,
Cái
thân tứ đại này nó cũng tự nhiên nhỏ rồi lớn rồi già ,đều là tự nhiên
mình không đau khổ vì nó ,phiền muộn vì nó ,bịnh thì uống thuốc điều trị
,còn không điều trị được thì cứ an vui thanh thản ra đi ,suốt cuộc đời
lo cho gia đình ,lo cho con cái ,an phận rồi thì buông xã an nghỉ ,cho
nên trong hiện tại mình phải sống sao cho thiện lành .
TÂM luôn là
tâm của một vị bồ tát ,biết yêu thương chăm sóc gia đình ,người thân
,rồi biết thương yêu đồng loại xã hội cho đúng LƯƠNG TÂM của một người
có tâm thiện ,không làm những chuyện trái lương tâm ,không khởi với cái
tâm ích kỷ nhỏ mọn tham lam của mình thì dẫu cho cảnh đời có vô thường
cũng không làm cho mình phải nuối tiếc ,hay buồn phiền
Mình cho đó là
vô thường đó là tâm mình đang so sánh những giây phút trước và biến đổi
của giây phút sau ,so sánh thời gian trước ,với thời gian sau .3 ngày
trước mua bông về cúng PHẬT 3 ngày sau nó lụi tàn héo đi .
Một giờ trước là bạn ,một giờ sau là thù
Cảnh
đời vô thường ,tâm của con người cũng vô thường ,vạn pháp cũng vô
thường 12 nhân duyên cũng là thuận theo sự biến đổi của con người mà
sanh ,cái này sanh ,cái kia sanh ,cái này diệt ,cái kia cũng diệt .
Vạn
pháp thật tướng của nó đúng là vô tướng ,sắc pháp biến chuyển theo sắc
trần mà sanh ,pháp đâu có cố định ,uẩn của con người cũng đâu cố định
,mình đâu thể bắt nó đừng có buồn phiền ,không bắt nó đừng lo lắng .
Sáu
căn tiếp súc với 6 trần cảnh tùy theo vui buồn của trần cảnh mà tâm
mình thọ lãnh nó ,vui thì tâm mình vui theo ,buồn thì tâm mình buồn theo
.
Buồn vui tâm mình nó không cô định ,luôn thuận theo trần cảnh mà
vui buồn ưa thích ,lúc vui ,hay lúc buồn đó là vô thường của trần cảnh
mà sanh tâm .cái gì cũng là tạm hết thì mình đâu có ham nó ,ngay cái vui
buồn cũng là sanh ,diệt
( CÒN TIẾP)

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

sự chứng ngộ của DIỆU ĐỊNH  Empty Re: sự chứng ngộ của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by minh đài 12/03/13, 08:17 am

Vô thường là sự biến đổi bất thường ,vậy sanh diệt có phải là vô thường không?đúng vậy sự hiện ra và biến đi đó là vô thường .
Sự
sanh hiện trong đó do có tự ngã ,có cái ta thì sự sanh đó không bao giờ
bền vững ,không bao giờ mãi mãi được ,một cái ghế một cái bàn một tác
phẩm ,v…v….do trí tuệ của con người làm ra không bao giờ tồn tại nguyên
vẹn .
Vì trong một hoàng cảnh trong một thời điểm nào đó có nhân
duyên do một hợp duyên nó sẽ sanh ra ,như muốn ăn cơm người ta làm ra
cái chén ,làm ra đủa muổng ,và theo năm tháng nó bị hủy diệt ,vậy sanh
diệt có tự ngã ,có cái tôi thì sẽ bị biến đổi .
VÔ THƯỜNG sanh diệt
vô ngã không do ta mà nó hiện ,không do ta mà nó tự biến đi như mặt trời
,sáng tự nó hiện lên ,không ai tác động ,và nó tự biến mất về chiều tối
.
Như khi bị bịnh tự ta thấy đau đớn ,cái đau này tự mình biết nó
đau ,mình không sanh ra cái đau này và khi nó lành bịnh ,tự nó hết đau .
Sanh ,già lão bịnh tử là vô thường ,là vô ngã tự nó sanh ,tự có già đi và tự nó bịnh ,và tự có tử biến mất
Sanh
là sự bắt đầu ,một sự hiện diện sanh tồn ,tồn tại ,diệt nghỉa là biến
mất ,sự sanh diệt chỉ diễn đạt sự hiện và biến từ dạng này qua một dạng
khác nên gọi là vô thường .Tâm cũng là vô thường ,cũng từ trạng thái này
mà sanh trạng thái nó không cố định mà luôn biến đổi vô thường ,lúc vui
lúc buồn ,lúc yêu lúc ghét .
Chính vì tâm không cố định nên thường vọng động theo cảnh trần mà loạn biến từng sát na .

niệm vô sanh ,,thử mình ngồi mà đừng suy nghỉ xem ,đừng sanh tâm này
hay tâm nọ xem tự mình thấy mình như một khúc gỗ ,ngồi thiền chế ngự tâm
cho không niệm không sanh mà đắc thành thì cái cây ắc thành PHẬT trước
mình .
Ngồi ngẫm nghỉ lại để thấy cái tâm ,bổn tâm của mình ,thấy
được bản chất tâm sanh của mình ,không phải ngồi thiền là để khóa tâm
,bế tâm luôn mà để nhìn thấy tâm ,cốt lõi của tâm đó là gì ,Cảnh đời vừa
tác động ,lòng người thọ lãnh cũng vừa sanh tâm .
Có người sanh tâm
độ lượng nhẫn nhịn khoang dung,có người sanh tâm nham hiễm độc ác ,có
người sanh tâm tham sân si hận thù ,sanh hàng vạn tâm chống chế .sanh
tâm giả dối gian xảo
Sanh ,tự nó sanh ,diệt tự nó biến đi ,không ai làm chủ biểu nó đừng sanh ,và không ai biểu nó phải biến mất .
Cảnh
đời hiện không phải do mình mà nó hiện ,không phải do mình mà nó biến
đi ,vì có nhân duyên tự nó hiện tự nó biến nên gọi vô thường đó là vô
ngã tướng ,vạn pháp cũng là vô ngã tướng ,là như vậy
Trong kinh có
nói: tại mình thọ nên mới khổ không thọ thì không khổ ,nhìn thấy người
ta khóc than lập tức lòng mình buồn lo rồi sầu muộn
Nghe chướng tai
gai mắt lập tức mình nhãy vô hướng liền thì phải khổ ,chuyện không không
ở đâu mình cũng đem vô nhớ nhung vọng tưởng sầu khổ ,khổ là sự cảm nhận
thấy khổ .
Lúc nghèo nàn mình gian nan mong cầu cái nhà lai ,nhà
tường khang trang ,khi có nhà tường lại muốn có nhà lầu .muốn được cái
này lại vòi muốn cái kia ,lúc nào mình cũng cảm thấy thiếu thốn không đủ
.
Khổ là khi bản thân mình so sánh mình với người khác ,và thấy sự
chênh lệch giữa bản thân mình với thân phận của người khác mà tự nghỉ
mình khổ .
Khổ là một cảm nhận của mình thấy mình khổ trong trạng
thái tự nhiên ,trong một hoàng cảnh ,lúc mình được thoáng thì đột nhiên
bị gò ép tù túng sẽ bị khổ .
Khổ tự ngã nghĩa là thấy khổ do tác động
của mình mà khổ ,khổ do tự nhiên mà mà khổ ,khổ do tác động ví dụ :mình
thấy mình cứ gian nan bươi bãi mà vẫn thiếu thốn đói nghèo ,mà tâm tự
thấy khổ ,khổ này do có cái ta ,cái khổ của ta mà sanh khổ .
Khổ vô
ngã ví dụ:đột nhiên bị bịnh tại bịnh mà mình thấy đau ,cái đau đó là vô
ngã tự tâm mình thấy khổ .Khổ là tự tâm mình đặt mình vào từng hoàng
cảnh gian khổ đó ,đặt có cái ta trong từng cái đau đớn thiếu hụt đó nên
mới thấy bản thân mình thọ lãnh KHỔ KHỔ trong tứ diệu đế danh sắc PHẬT
từng nói
Khổ là do thấy những sự việc xảy ra không như ý muốn ,,con
người luôn luôn muốn được sung sướng được thoải mái được êm đẹp ,nghĩa
là luôn muốn được lợi ích cho bản thân nhưng cảnh đời không phải cái gì
cũng xuông sẻ ,không phải cái gì cũng xảy ra tốt đẹp như ý muốn ,chính
vì vậy tự mình thấy khổ .
Khổ là tâm tự nhiên cảm nhận ,và tự thấy đó là khổ mà thôi
Sự bám níu ,
Sự
bám níu còn gọi là tâm vô minh ,tôi đang chia sẻ là người chứng đạo
,tâm chứng đạo cho nên có những ai chưa đạt đến đọc sẽ có những sợ hãi
,nhưng đây là cái thấy đã được mở rộng nên ai đọc thì nên cẩn thận đừng
để tâm rơi vào tà kiến chấp .
Khi chưa được chứng đạo người ta còn
rất nhiều sự chấp nó ,còn nhiều sự sợ hãi ,mà sanh khổ ,khổ là một sự tự
nhiên của lo âu sợ hãi của con người ,còn gọi là thọ uẩn ,nói: vô
thường là khổ đây là mình nói vắn tắt .ý nói đây là giả tạm ,vui cũng là
tạm ,buồn cũng là tạm được và mất luôn luôn biến đổi ,vì nó không cố
định nên gọi là tạm ,một sự tạm bợ tồn tại mà thôi
Khổ ,cũng chỉ là
tạm KHỔ ,sung sướng cũng là tạm không có cái gì là vĩnh cửu ,ngày xưa
hàng ngoại đạo từng hỏi PHẬT :vũ trụ có vĩnh hằng không?PHẬT không trả
lời .
Đối với sự sống của con người cũng không mãi mãi thì có cái gì
là vĩnh hằng mãi mãi ,chỉ là cái danh được nhắc nhở ,tiếng thơm tốt hay
xấu danh tiếng lưu truyền trở thành dĩ vãng ,trở thành gương soi lưu
truyền mà thôi .
Tôi nhớ những ngày đi chùa cùng người bạn ,hôm ấy
người bạn bận không đến chùa được mới gởi tiền nhờ tôi đến chùa ghi tên
CẦU AN ,bà ta dặn:nhớ nói với thầy ghi tên của bà là phải đứng trên cùng
hết ,ghi danh được treo lên công bố đó nhe …
Ghi tên cầu an mà sợ
mình bị ghi sau người ta nữa ,hôm nay chải đầu tóc rụng vài cọng ,bạc đi
vài cọng thì thân tâm đã rầu :chà mình già rồi ,sắp gần đất xa trời rồi
.
Cái ăn cũng rầu hôm nay ăn món gì ,cái món củ ngán quá dỡ quá ,thôi đổi món đi ,hỏng biết nên nấu món gì .
Hôm nay mặc bộ đồ gì ?mặc bộ này không hợp ,những chuyện linh linh trong sự sống làm mình lo âu phiền não rồi
Đến
cái thân thì nghỉ chà hôm nay mình thấy mình mập ra nhiều quá xấu quá
,rồi vài tháng soi thấy hôm nay mình ốm quá trông giống cò ma .
Nghĩa
là mọi sự biến đổi qua đôi mắt thẩm mỷ của con người mà phán xét mọi
thứ mà mình sở hữu luôn đặt ra đó là phán xét thẩm mỷ rồi quyết định
,trước khi quyết định cũng đều trãi qua rầu buồn cả .
Đối với ngoại
cảnh ngoài quyền sở hữu mình cũng phán xét ,phê phán nó ,so sánh cái của
mình và cái không phải của mình để phê phán xét đoán .
Cái tâm tánh
của con người hể mà nghe phê phán xét đoán về mình là long tai nghe
,nghe rồi để suy nghỉ xem người ta nói khen hay chê về mình .ý nghỉ là
bộ nhớ lưu trữ tất cả từ con mắt thấy cho đến tai nghe ,hoặc vị nếm ,mùi
thúi mùi thơm đều được sàng qua ghi vào bộ nhớ điều đang hay là bộ nhớ
này lưu trữ đến mãn đời không quên .
Thương quá mình cũng nhớ ,ghét
quá cũng nhớ ,thù quá cũng nhớ không ưa cũng nhớ ,thơm thúi gì cũng nhớ
,xấu đẹp cũng nhớ ,cái gì cũng nhớ hết vô ,buồn buồn thì gợi nhớ lại lôi
ra để nói ,nhiều khi cái chuyện xấu trãi qua mấy năm có dịp cũng lôi ra
,chuyện quá khứ ,cũng nói ,chuyện chưa tới suy diễn cũng nói ,cái đầu
của mình không lúc nào ngưng nghỉ .
Thị phi ,cũng từ cái nhiều chuyện này mà sanh ra ,bởi vậy PHẬT nói:có nhân ắc sẽ có quả ,
Nhân
là sự bắt đầu quả là sự trổ ra ,cái nhân đặt xuống người ta thường hay
quên không biết mình đặt cái nhân gì ,còn cái quả trổ ra thì người ta
lại nhớ .
Khi quả đến cái tốt thì rất mực vui mừng ,nhưng quả xấu thì
buồn thậm chí oán trách ,cho nên nói: BỒ TÁT sợ nhân chúng sanh sợ quả
.Người thông hiểu chứng đạo rồi là thấy rõ nhân quả tuần hoàn vay trả rõ
ràng nên người chứng đạo không còn lo lắng nữa sống rất bình thường .
Bình
thường vốn là cốt lõi thật tâm ,không còn u mê hay ràng buộc nữa không
còn níu kéo những cái vô thường hay đau khổ ,cuộc sống bình thẩn trôi
như dòng song phẳng lặng ,tâm thật thanh cao không vướn mắc theo chuyền
hồng trần
Những cái lo lắng tầm thường của thế tục ,không biết mình
chết về đâu ?khi chết có ai thờ phượng nhang đèn mình không?lo không
biết chết mình thiêu hay chôn ,lo thiếu lo đủ thiệt là mệt đúng không?
__________________
Cư Sĩ DIỆU ĐỊNH
Không cần chứng minh
Nghe
câu này ai cũng lo lắng ,không ai chứng thì làm gì có quả vị làm gì có
ai làm chứng đây ,đừng lo sợ tôi nói nói bằng tuệ mở rộng thì không bao
giờ sợ sai lầm đâu .
Ngày xưa tôi từng đi cúng dường ,nhà thì nghèo
nghe đi cúng nơi nào có phước là đi ,một hôm sư phụ phát động cúng dường
các vị tăng sư đang học kiết hạ ,
Lúc mà các vị sư tỷ và thầy đang
quyên góp các nơi khác để chở một xe lương thực ,rau quả ,riêng tôi vì
chờ lâu nên cùng một phật tử đi trước ,một ngôi chùa lớn với 100 tăng ni
,đang học nơi đây ,trong khi đó tôi ôm chỉ 5 kg gạo vào ,người phật tử
đứng một bên nói sao vị thầy này không đem gạo của mình lên tam bảo hồi
hướng .
Tôi lúc ấy cũng ngơ ngác không biết lễ hồi hướng là gì ,nhưng
được ghi tên có cúng dường là được rồi không sao cả ,nghĩa là phần cúng
dường được xung vào quỷ của chùa .
Chờ rất lâu xe lương thực rau quả
do thầy cùng các phật tử chùa của tôi tập trung đã đến ,tất cả quà đó
được xếp nơi tam bảo ,và lễ hồi hướng công quả lễ cúng dường được long
trọng ,các tăng xếp hàng tụng hồi hướng công đức ,đọc một loạt tên trong
danh sách .
Người phật tử nói nhỏ tai tôi:thấy chưa ?lễ cúng được phân chia rõ ràng nghen ,
Tôi
chỉ mỉm cười ,khi xuống độ cơm người phật tử khều nhẹ tôi nói:chú ý xem
người giàu có tài trợ chùa được thiết đãi phòng lạnh ,phật tử giàu di
bình thường được thiết đãi bên ngoài ,còn người nghèo bá gia thông
thường được thiết đãi một cách khác nghen .
Tôi cũng chỉ mĩm cười
thực tế phân chia giai cấp trên dưới thượng hạ đã có sẳn ở ngoài đời
,trong chùa cũng vậy không gì khác cả .
Được sung sướng thì gọi là có
phước ,không được sung sướng thì là vô phước hay cạn phước ,hôm nay
mình đi chùa để cầu phước chẳng lẻ phải luân hồi kiếp kế để hưởng phước
sao?và trong hiện tại mình đang hưởng gọi là phước của kiếp trước để lại
.
Có phước nhiều ,có công quả nhiều hành thân tích đức nhiều được gọi là PHẬT là BỒ TÁT ,
Khi
tụng kinh khi hành trì ,khi bố thí ,khi đi làm thiện có cần một sự
chứng minh không ?tôi nhớ cái vụ phóng sanh ,nói đến hồi hướng chứng
minh tự nhiên thấy tâm mình sao mà giả dối quá
Hồi hướng công đức
,chứng minh giống như mình làm một việc gì đó trông chờ một sự làm chứng
,phải có một vị làm chứng cho mình thấy mình làm thiện .
Ngày trước
tôi hay nói:ai mà làm 1000 công đức thì thành tiên nghỉ lại cũng mắc
cười ,có ai đi mà chấm công mình bao giờ ,rồi hể làm phước lôi cả người
này người nọ chứng minh cho mình đang thành tâm làm phước làm thiện nữa
,rồi ai phong chức cho mình đây
Mỗi khi làm gì sai quấy gặp nạn lại nói sao tui xui xẻo quá ,tui hay đi làm phước hay đi chùa lễ PHẬT vậy mà toàn gặp xui .
Có người nói:tui không thờ PHẬT còn buôn bán được ,không hiểu sao đem PHẬT về thờ làm ăn không được gì hết ,buôn bán ế ẩm .
Tôi
nghỉ lại mắc cười nhiều người thờ phượng để cầu làm ăn ,bán ế cũng bị
bán vốn ,kêu tôi đi cúng cầu làm ăn phát tài ,lúc cúng tôi thầm nghỉ
chính tôi tu cũng giả dối luôn ,ông PHẬT nào ra mà phò hộ buôn bán nữa .
Tôi
tự nghỉ cúng dường không cần ghi danh ,làm phước không cần ai biết ,tôi
tu không cần quả vị ,tâm mình giữ tâm lành là được ,không cần ai phải
làm chứng chi cho mệt ,mình cho đã có người nhận làm chứng rồi ,cúng
dường không ghi danh đã có PHẬT làm chứng .
Không cần ai phải minh
chứng cho mình đúng không ?thấy ai đói thì cho gạo thấy ai nghèo thì
giúp thấy ai bịnh tật tùy tùy giúp được gì cứ giúp không cần ai chứng
minh ,tự tâm mình hành thiện tự biết thôi còn kể lễ công cáng tu hành
thiệt tình mình tu là cho minh vậy mà cũng tham chước phước báo ,đo
lường công quả tôi thì buông luôn cái tham chước này luôn rồi
Kể chuyên đạo áp dụng trong thực tế ,tôi thiết nghỉ nhiều người đọc kinh còn lắm mơ hồ ảo tưởng .
Khi
gặp nạn QUAN ÂM thị hiện cứu ngay ,sự màu nhiệm thị hiện ngay trong
hiện thực ,tôi hỏi người Phật tử đó:khi nhà cháy người cầu ai ?
Người này nói cầu QUÁN THẾ ÂM tôi trả lời:tôi ở sát một bên không cầu tôi cứu sao lại đi cầu QUÁN THẾ ÂM .
ThỊ
hiện tâm BỒ TÁT là ở ngay hiện thực ,cứu độ chúng sanh ,giúp người hoạn
nạn ,lúc người nghèo khổ không có tiền thuốc than vậy người cầu ai?
Cầu
ngay người có điều kiện xã thí ,vậy kinh đối với chúng ta có gì liên
kết đó là thấm nhuần giáo lý đạo pháp .trong hết thảy mọi người đọc kinh
còn mơ hồ mê tín không lối thoát ,Phật nói:ta thành Phật ,thì chúng
sanh sẽ thành Phật .
Có người hỏi tôi:tu để làm gì ?tôi trả lời : tu
để thành Phật ,thì người đó nói tôi ngã mạn ,tôi chỉ cười vì tôi hiểu rõ
ràng biết mình nói gì suy nghỉ gì ,không mơ hồ ảo ảnh .
Phật nghĩa
là một danh từ chung để gọi hết thảy những ai có trí tuệ thông suốt
,không vướn mắc ,chỉ là một danh hiệu PHẬT ,danh HIỆU bồ tát ,nhưng mọi
người không hiểu nghỉ đây là một ngôi vị hay địa vị chức năng gì cao lắm
.
Có người hỏi :tôi tu pháp môn nào ?tôi trả lời tôi hết tu ,những
từ ngữ trả lời rất gọn thoải mái nhưng hàm chứa nhiều pháp vô vi ,nhưng
trí tuệ người chưa chứng thì không thể bao hàm được trí tuệ của người
chứng đạo .
Khi chưa thông thì pháp này pháp nọ lăng xăng ,đến khi
tâm đã thông suốt thì không còn pháp này hay pháp nọ nữa ,khi hai tầng
bậc không thông hiểu nhau tôi không nói nữa và biết mình không còn nên
nói gì cả .
Người chứng đạo là như vậy đó nên tôi khai và phân tích bằng trí tuệ của mình ,bằng lộ trình hiện có ,thấy và biết rồi ngộ
THẤY VÀ BIẾT
Đây là lần thứ hai CƯ SĨ DIỆU ĐỊNH lại nói: lại
Trước tiên nói cái thấy ,khi sanh khởi con người ai cũng có 6 căn ,khi tiếp xúc với 6 trần thì có sự nhận thấy qua thức giác .
Sự
nhận thức qua thức giác này gọi là thấy ,thấy bằng tai,,thấy bằng mắt
,thấy bằng vị nếm ,hoặc thấy từ va chạm cảm xúc ,mới có sự thọ cảm như
nóng,lạnh ,đau,giận ,hờn vui,buồn của nó .
Sự thọ cảm này mà sanh ra những cái biết khác nhau .
1
một Đứa trẻ có những bản năng là đói biết đòi ăn ,khát đòi uống như một
thói quen ,và chỉ biết thọ lãnh lòng vị tha từ cha ,mẹ và người thân ,
Đứa
trẻ từ khi lọt lòng mẹ qua tiếp cận nên sự biết được mở rộng biết mọi
thứ giận khi không được vừa ý ,,biết vui khi được thỏa lòng mong cầu
,nhưng cái biết của đứa trẻ đó chỉ biết tiếp nhận lòng vị tha mà không
có suy nghỉ gì ,cha ,mẹ ,hay người thân cho gì nhận nấy ,đây gọi là
tưởng ,vì cái tưởng chỉ tiếp nhận mà không suy tư ,chỉ làm và hành theo
thói quen của người vạch sẳn và học các bài học từ người thân cận của
mình .
2= Khi đứa bé lớn dần và học hỏi ,tiếp xúc nhiều hơn với đời
trở nên thông minh ,và có sự phân biệt yêu thương ,oán ghét hận thù qua
cảm thọ một cách sâu sắc ,Tâm trở nên biết bảo thủ ,ích kỷ nhỏ mọn ,hoặc
cao thượng ,biết đạo lý v…v gọi đây là biết ,vậy cái biết là cái nhận
cảm thọ sâu hơn tưởng của đứa trẻ nhiều ,từ đây đạo đức thiện ,hay ác rõ
dần lên theo phân biệt của lương TÂM biết đâu đúng ,đâu sai ,biết rõ
ràng ,chính có phân biệt nên TÂM có ác có thiện ,nghiệp lực lôi kéo ,từ
đó có tánh THAM,SÂN,SI .
3=Khi đã nếm trãi cay ,đắng ngọt bùi qua
nhiều thứ lớp ,đâu là ác ,đâu là thiện ,đâu là quả ,con người trở nên
già dặn ,mổi khi làm gì đều có sự suy tư cặn kẻ hơn không còn bừa bãi
như trẻ được ,bản TÂM trầm tỉnh ,nghiêm nghị hơn ,nói năng tề chỉnh hơn
nên gọi là GIÁC
4 =KHI Tâm đã có GIÁC rồi tự nhiên TÂM không còn muốn
tiếp xúc nữa thân TÂM trở nên vắng lặng ,muốn ngưng nghỉ đây gọi là
GIÁC NGỘ
Tuy ngồi một chổ nhưng cái gì cũng biết ,thông hiểu hết
,nhưng chỉ muốn im lặng sự giác ngộ càng lúc càng thông gọi đây là toàn
GIÁC (PHẬT )
Thấy và biết đến ngộ cũng phải trãi qua nhiều giai đoạn khác nhau .
Thấy
thì ai cũng có thể thấy ,nhưng cũng có người không thấy vì không chú ý
,hoặc không muốn thấy ,khi vì miễn cưỡng thấy họ lại không biết ,.
Như vật để trước mặt họ thấy nhưng không biết đó là cái gì ,khi đã biết nhưng lại không ngộ .
Cho
nên thấy, biết,và ngộ cũng phải trãi qua nhiều giai đoạn ,,nên đạo lý
trên đời cũng chia ra nhiều giai đoạn để người tu thâm nhập khác nhau .
Theo trí tuệ từ thấp lên cao thì giáo pháp cũng từ thứ lớp từ thấp lên cao theo những bậc như sau
Cách tu trong trần gian được chia ra ba cấp ,y như ĐI HỌC vậy
CẤP
1=Khi một đứa trẻ đã có sự nhận biết rồi ,nó phải đi học là trường mẫu
giáo ,nhà trường dạy ca hát ,tô vẽ và học đánh vần A B,C, rồi ráp vần ,ở
tiểu học nó thích học vừa hát ,khi phát hiện cái gì hay nó muốn được
khen tặng .
Được chấm điểm ,và được mọi người chú ý ,một đứa trẻ đó
luôn vui mừng thường khoe thành tích ,lời nói quả thật ngây ngô thân tâm
biết đó là thiện , biết đó là lành, chưa phát triển trí tuệ ,luôn cho
việc làm của mình là hay hơn hết .
Khi bài vở từ cô giáo đưa đứa bé
phải học thuộc ,lập lại lời của cô giáo,kỷ luật ,giới rất trang nghiêm
cho có khuông khổ ,ăn uống nếu không có giới luật nó sẽ tranh dành và
lộn xộn .
Sự tu học ở cấp một cũng vậy ,ai tu mà cũng có những đặt
tính ham thích nơi vui nhộn ,tranh dành hơn thua ,ham những lời ngon
tiếng ngọt vẫn gọi là con nít .
Cấp 2=đứa bé đã có suy nghỉ hơn ,
những bài do cô giáo đưa nó có nhận xét lập luận hơn , biết làm bài
,biết suy ngẫm tuy nhiên nó vẫn còn bản tánh tranh chấp,đương nhiên nó
vẫn mong muốn sự khen tặng từ mọi người .
Nhưng đã có sự suy nghỉ nó
lại hạn chế những ham thích nhỏ nhoi kia nữa ,mà người học trung học chỉ
mong mình trở nên trưởng thành,có tài năng hơn để ra làm việc giúp ích
cho đời, ko còn muốn long bong, nghĩa là sự tự do thoát .
Cấp 3=là đã
có trí tuệ hơn ,bình tỉnh hơn, trưởng thành hơn ,và có ý thức từng hành
vi, suy nghỉ ,hành động biết nên làm hay ko nên làm những nội quy ,kỷ
luật ,bây giờ đã như ăn sâu ko còn bị lệ thuộc của nhà trường .
Người
tu ở cấp 3 cũng vậy biết làm chủ biết quan sát ,oai nghi đức hạnh ,
người tu bậc tiểu học ko thể nhận ra người tu học bậc 3 , nhưng người tu
bậc 3 lại nhìn ra người tu bậc 1
Người tu cao có thể nhận xét phê
bình người thấp được ,người thấp ko thể phê bình nhận xét được người tu
cao, Nếu người tu thấp phê người tu cao ,nghiệp quả ập xuống .Nên người
tu phải cẩn thận khi nhận xét
Cách cư xử của cấp một :
Người tu ở
cấp một khi chưa đủ trí tuệ,người tu phải dựa trên nền kinh tảng có sẳn
,luôn đọc học thuộc nếu thâm tâm chưa đủ trí thì đừng tranh cải, hoặc
đem kinh ra để chấp kinh vì bản thân mình chỉ học kinh nhưng chưa thông
hiểu ,chưa nếm đây là cách để người tu ở cấp 1 để tiến trình trên con
đường tu .
Một đứa trẻ hay bắt chước những gì người lớn nói ,hành
động hay suy nghỉ ,tập sự theo người lớn nhưng bản thân nó ko hiểu được
tại sao/tôi cho một ví dụ :hai từ có ,và không,người tu ở bậc thấp nghe
nhưng ko sao hiểu nổi hết cái có và cái không ,cũng thường lập lại nhưng
ko hiểu hết .
Hoặc người nói tham danh tham lợi nhưng ngay bản thân
lại ko sao hiểu nổi hết chữ của tham danh ,tham lợi này hầu đa số chỉ có
nói người nhưng ko thấy mình vẫn đang vướn mắc .
Không riêng người
tu cấp một mà tu ở cấp hai dẫu từng suy ngẫm ,nhưng vẫn tăm tối ,khi
chưa đạt cái gì thì mong cầu cho đạt ,khi có một chút thành tựu được mọi
người tôn sùng thì lại rơi ngược xuống ,và bản tánh đứa trẻ thường hờn
dỗi ,lại ham thích leo cao .
Thích làm lớn ,ví dụ = thích làm phật
,thích làm bồ tát ,thích làm thánh, nhưng lại ko thấu đáo những quả vị
này là sao?nghĩa là gì?và thường hay đánh những ai cười mình .
Muốn
biết quan sát người tu cấp một phải biết quán sát tâm gọi là thiền minh
sát cho cặn kẻ định cho vững mới quan sát được mình và người rõ ràng
minh bạch ,và ko bị chi phối bởi sự phản kích của cảnh đời.
Người tu
chẳng khác gì là người đang leo núi ,mọi sự hiện diện trên đường đi còn
nhiều gian nan,và chính bản thân chưa hiểu hết ,cái gì cũng phải hỏi cái
gì cũng phải suy ngẫm người nào đủ sức đủ trí thì vượt qua ,những trở
ngại còn nhiều,cái dốc thấp đó chưa dùng sức nhiều ,nhưng đến bậc 2 lên
nữa người tu phải dốc sức để leo ,những trở ngại là thử thách vô cùng
khó khăn .
Người tu ở cấp ba =là người đã đi quảng đường gần đến đỉnh
,mọi sự ham muốn ,vướn mắc họ trãi qua đều là kinh nghiệm, thậm chí họ
đủ sức nhảy vọt ko cần sự giúp đỡ của ai .
Ở cấp ba vẫn là người đang
tập làm người lớn ,nhưng vẫn chấp đúng sai,phải trái ,vẫn chấp phân
biệt giữa hai mé ,như người đã thấu hết như chưa giáp vòng của vũ trụ
nên cái nhìn vẫn còn chấp nho nhỏ vi tế .
Khi đã thấu triệt rồi ,đã
thấu đáo hai lề ,viên mãn thì không còn chấp ,thân tâm thành vô ngã
,không trụ nơi nào ý thức mọi thân khẩu ý ,và đạt đến đỉnh vô hạn ,chỉ
đem dây thả cho những người ở dưới thấp níu kéo lên thôi .
Khi đã hoàn mãn thì họ quay về nơi họ đã từ đó đi
__________________

Đạo pháp
Đạo là gì?
Đạo
là điểm tựa tâm linh ,khi con người hay vạn vật đang bị chao đảo trong
cuộc đời ,trong sự nghiệp hay cuộc sống thì họ tìm đến đạo là nơi dựa
vào tìm lối thoát ,đạo là phương hướng kim chỉ nam để dìu chúng sanh
bước ra khỏi bóng tối của cuộc đời ,và cũng xoa dịu những nổi khó khăn
đau khổ ,cũng là giọt nước cam lộ tưới mát cuộc đời khi chúng sanh ko
còn chổ bám để tiếp tục trên con đường hành trình .
Đạo là lẻ đúng mà
từ tâm của con người nhận định hướng đến ,của từng cá nhân,những đạo lý
đó sẽ trôi dần đến nhau ,cùng nhau kết lại thành từng phe ,từng phái
,từng môn cùng nhau phát triển thành bè bơi về một hướng thích hợp
Đạo
chính là chiếc bè để chúng sanh ngồi vào đưa chúng sanh qua sông mê
đang đầy sóng gió ,người bước vào đạo là lòng tự nguyện bám vào mạn
thuyền cùng ra khơi ,một khi đã ra khơi rồi phải đưng đầu với sóng gió
mà do nghiệp lực của bản thân từ trong nhiều kiếp hay trong hiện tại
luôn nổi lên như muốn dìm hết tất cả những con thuyền đạo trong con
người .
Đạo đi đôi với lòng tín có nghĩa là tin ,ngưỡng là tôn sùng
,tin vào đạo lý do một vị đứng đầu với lòng tôn sùng kính trọng.Tin rằng
với giáo lý của vị này sẽ dẫn dắt chúng sanh bước qua được ,giải thoát
qua được những sóng gió .
Đưa hết thảy đến bờ giác ngộ .Đạo do con
người đặt ra để mở rộng con đường giải thoát ,các đạo như đạo phật ,đạo
cao đài ,đạo hòa hảo ,đạo thiên chúa ,đạo tin lành mỗi đạo đều là phương
tiện để chúng sanh dựa vào mà thôi ,mỗi đạo sẽ có những phương pháp
giáo lý khác nhau để chúng sanh tu tập riêng biệt miễn đó là thuốc cứu
chúng sanh khi bị nguy cơ .
PHÁP
Pháp là những phương pháp cứu độ ,ví dụ thanh tịnh bên phật giáo thì tụng kinh niệm phật để thanh tịnh ,có người đọc thần chú .
Có người ngồi thiền ,có người lạy lễ ,họ làm đủ cách để mong cho tâm bình an thanh tịnh ,chỉ để thanh tịnh thôi .
Thường
ngày họ đã xáo trộn làm ko ít việc trái với lương tâm ,hoặc bị tác động
quá nhiều làm tâm bất an rồi ,thì những phương pháp cứu tâm là liều
thuốc cứu độ tâm .
Tuy nhiên rất nhiều pháp môn để giải cứu đó, ko ai có thể phân nổi đâu là pháp chánh hay pháp tà .
Thế nào pháp chánh pháp tà ?
.Bây
giờ trước tiên tôi nói đến chánh đạo ,hồ ly tu đưa ra đạo pháp nó nói
tôi tu chánh ,yêu ma đưa ra đạo pháp thì nói tôi tu chánh, cũng như cái
hình bùa kia thô thiển kia cho là chánh pháp .chánh pháp là cái thực
tiển một góc độ bản thân cho là chánh pháp .
Tà pháp khi người đối
diện nhìn vào thấy chói con mắt gọi là tà pháp ,đối với đạo phật lấy
tinh túy trong sáng của con người ,dạy con người sống yêu thương hòa
thuận chứ ko dạy con người lấy trụy lạc để làm nền tảng tu học trên bùa
chú .
Chánh pháp là thuận tâm có lý pháp mà bản thân cho là đúng ,hợp
với đạo lý mình ,còn tà pháp là chỏi với lương tâm đạo đức ,là phương
pháp dẫn chúng sanh đi vào mê muội ,âm u .
Vì vậy đạo đi đôi với cứu
độ mà cứu như thế nào tùy theo đạo của từng cá nhân ,nơi nào hợp với cá
tánh sẽ nhập vào đó ,tà tâm đi với tà đạo ,chánh tâm đi với chánh đạo .
Chánh
hay tà đều có pháp giáo lý ,bên nào cũng sẽ đắc ở cách tu bên đó ,vì
vậy loài yêu ma ma cũng đắc thành bên đạo của chúng ,và chúng chuyên đi
phá phách ganh tỵ ,sân si,hại người hại chúng sanh ,mà ko ai thấy chúng
là yêu ma .vì nó cũng nói tôi tu mà , cũng niệm A DI ĐÀ PHẬT nhưng khi
hành thì mỗi người lại có cách đi riêng .
Người phàm phu hay ham mê
gì thì chúng sẽ thuận cho nấy để dìu chúng sanh bước dần vào ma đạo ,cứ
theo mong cầu của chúng sanh mà hiện .
Chúng sanh cứ như vậy bước lần bán linh hồn cho ngã quỷ cũng ko hay .
Con vật tu ngàn năm để thành người trong khi đó chúng ta đã là người lại ko tu thì uổng phí một kiếp người ,.
Tu chánh hay tu tà do con người tự quyết định và lựa chọn ko ai bắt buộc ,vì ai cũng có ý thức ,trí tuệ để phân biệt .
Tuy nhiên nhiều người đến chết cũng ko ngộ trong khi đứa bé lên ba đã biết đạo lý rồi
Đạo
nào cũng sẽ có những giới luật riêng để răn dạy giáo dục chúng sanh để
ko bị vi phạm tội lỗi đạo vo vi là đạo phải có ý thức hành thiện chứ ko
trói ,nghĩa là nhìn vào biết hành thiện hay hành ác chứ ko cần nhắc nhở
giới cấm
Thế nào gọi là vô minh
Con người ta nhìn thấy ánh sáng
vạn vật là nhờ vào nhãn căn ,biết được ánh sáng nhờ được thức biết ,phân
biệt được nhờ vào các căn thức này kết cấu với nhau mà nhận định ,bây
giờ giả sử mình bị đui điếc vậy mình đâu phân biệt được đâu là ánh sáng
đâu là âm thanh thì đâu nhận biết cái gì nữa ,lúc mà không nhận biết cái
gì ,đó gọi là VÔ MINH
Một người thanh niên mới quen một cô gái, khi
cô gái đi rồi chàng thanh niên vẫn nhìn theo và mãi nhìn đến lúc đụng
cột điện u đầu đây gọi là VÔ MINH .\
Khi chạy xe mãi nghe điện thoại ,quên mất đang lái xe gây ra đụng xe gọi đây là VÔ MINH

minh nghĩa là mình cố bám víu một cái gì ,trong hiện tại ,trong quá khứ
cái đã đi qua ,một kỷ niệm ,nuối tiếc ,đều làm cho mình bám víu nó ,sự
bám víu này khiến mình trở nên phiền não ,lo âu ,khổ sở gọi đây là VÔ
MINH
Vậy cái gì đã làm cho mình vô minh ,Tham làm mình vô minh ,yêu
quá cũng làm mình vô minh ,ghét quá cũng làm vô minh chính thương yêu
oán ghét đó đã luôn làm mình phiền não nhớ nhung thương tiếc đó là vô
minh Người càng khổ thì VÔ MINH càng bám chặc thêm
Từ người vô minh
thì trí cũng vô minh ,tâm cũng vô minh ,hành cũng vô minh với TÂM HỒN
cũng vô minh ,vô minh là mê muội không còn biết đúng sai ,phải quấy ,làm
việc gì cũng bảo thủ cái đúng cho bản thân ,và vô minh nên cho mọi thứ
đều là có thuộc bản thân mình nên bảo thủ ,tự đưa mình vào con đường
không lối thoát .
VÔ minh nghĩa là suy nghỉ không chính chắn tham lợi
trước mắt không suy ngẫm thiệt hại về sau làm việc gì cũng sai phạm
hết,chính vì vô minh sẽ dẫn đến tham luân hồi ,vì vô minh thì đâu biết
đâu là ánh sáng ,khi mà lúc hôn mê mọi tội lỗi tạo nên sẽ bao phủ mình
thì không ý thức được con đường mình đi
Người bị vô minh TÂM sẽ hỗn
loạn không làm chủ được bản thân ,dễ bị điên đảo ,mọi thứ như đảo lộn
gọi đây là VÔ MINH ,VÔ MINH KIẾN nghĩa là cái thấy cũng là vô minh rồi
thì TÂM vô minh hành cũng vô minh luôn
Một vị thầy mà vô minh sẽ dìu
dắt nguyên các đệ tử cũng vô minh ,đời trước vô minh dắt đời sau cũng
vô minh ,cho nên vô minh sẽ di truyền thế hệ này sang thế hệ sau ,và cứ
thế kéo nhau vào địa ngục .Người đứng trong vô minh thì không thể nào
biết mình vô minh ,giống như con chuột nó sống trong tăm tối hôi thúi
,nhưng nó không hề biết mình hôi thúi vì đây là thói quen sự sống của nó
.
Như người đứng đồng trong bóng tối thì đâu thấy ánh sáng ,chỉ
người đứng ánh sáng mới thấy kia là bóng tối ,nhưng không thể dìu ai ra
được ngoại trừ người đó tự ngộ ra nơi mình đứng là bóng tối nơi kia là
ánh sáng mà tự tìm đường thoát ra thôi .
Khi đã vô minh rồi mình
không biết LINH HỒN sẽ về đâu ,cho nên muốn thoát vô minh phải biết tìm
tòi học hỏi ,tu học cho thấu đáo ,có tu có đắc ,có luyện mới có thành
tựu chứ không phải không tu mà có thể đắc thành ,đó là tu ảo vọng mơ hồ
Cho
nên vô minh đại diện cho bóng tối ,nơi bóng tối đồng nghĩa với sự bất
chánh ,ô uế ,bất tịnh tội ác ,tạo tác ác nghiệp ,như cỏi ĐỊA NGỤC cũng
gọi là cỏi vô minh .
Người vô minh là không có trí tuệ ,hoặc trí tuệ
không sáng suốt ,trong 12 nhân duyên sanh khởi nghĩa là hể cái này có sẽ
sanh khởi cái kia có ,cái này đã vô minh sẽ sanh cái kia cũng vô minh
,vô minh không phân biệt bất kể ai ,già trẻ lớn bé ,có khi người sắp mãn
phần mà chưa thể ra khỏi cỏi vô minh .
Tại sao thương quá thành vô
minh ,vì mình thương yêu một cái gì đó ,tình thương quá sâu nặng sẽ làm
cho mình mất đi lý trí ,luôn suy ngẫm về nó ,giả sử yêu một người ,thì
bất kể đúng sai cũng nghe người đó xúi biểu mà không suy nghỉ ,còn kính
nể quá cũng làm mình mê muội người đó muốn nói gì cũng nghe mà mình
không làm chủ được sự quyết đoán .
Còn như thích quá cũng sanh TÂM vô
minh ,mình sẽ bất chấp thủ đoạn để dành giựt ,tranh dành ,bất kể sống
chết để đạt được ,dù phải liên lụy cả người thân ,đánh đổi cả mạng sống .
Khi
đã không như ý muốn thì khổ càng khổ càng lẫn quẩn ,vì lẩn quẩn mới VÔ
MINH ai xúi giục cái gì nghe cái nấy ,ai bày cái gì nghe cái nấy ,khổ
lại càng khổ chất chồng .
Có một câu chuyện hiện thực ,có một người
nam và người nữ yêu thương nhau quá ,nhưng gia đình phân biệt giàu nghèo
,bên gia đình người nam không cho cưới xin ,vậy hai người rủ nhau tìm
nơi khác sống với nhau ,được 3 năm ,cô gái này sanh được 1 đứa con
,nhưng người thanh niên trở nên ham chơi cá độ ,về lấy 20 triệu trốn đi
,người vợ quẩn trí đi tìm thầy bùa ,ếm cho chồng về ,chủ yếu trả tiền ,
Không
thấy chồng về mà trước mắt tốn gần 10 triệu vào thầy bùa ,thầy ngãi ,sự
mê tín ,ngu muội này làm cho nghèo lại càng nghèo ,khổ càng khổ ,đến
nổi nợ nần tràn lang ,đây là địa ngục trần gian ,là vô minh hiện tại .
Ghét
quá cũng vô minh ,khi mình hận ai đó thì ngày đêm luôn nghỉ cách hại
người ,sự suy ngẫm này khiến TÂM phiền não ,khi chưa trả được hận thì
nuôi chí trả hận ,đến nổi mất ăn mất ngủ ,thành ác mộng gọi đây là vô
minh ,chính vì vô minh làm hại mình hại người .
Tham quá cũng vô minh
,như những tên ăn cướp ăn trộm ,tham của người ta ,mà sanh TÂM giết
người cướp của ,hại mình phải vào tù ,phải bị tử hình ,gây liên lụy khổ
cho cha mẹ anh ,em cả họ thân quyến thuộc phải xấu hổ vì mình .
Người
vô minh là mù mờ trong đạo pháp ,thậm chí không biết gì về đạo pháp
,phỉ báng cả TAM BẢO không trọng tăng ,không trọng đạo lý ,ham cải hơn
thua ,ham vui chơi ,ham muốn thích làm gì là làm không có trí tuệ để suy
nghỉ ,không thích tìm tòi học hỏi mà chỉ lêu lõng mà thôi .
Người
sống trong vô minh luôn nghèo dẫu cho của cải do cha mẹ để lại cũng bị
phá tan tành ,và đã vô minh sẽ không phát huy được để cải thiện sự sống
cho bản thân ,xây lên rồi cũng sụp đổ ,trong một phút do sự vô minh bao
trùm
Phật nói: chúng sanh sống trong vô minh
Trong hết thảy chúng
sanh đều vô minh tại vì sao?người có uy quyền thì áp bức người yếu thế
cô ,người giàu thì khinh phỉ kẻ nghèo hèn ,người mạnh uy hiếp kẻ yếu .
Tham
lam ,thất tình ,lục dục mọi thứ đó đã làm chúng sanh điên đảo ,mọi cảnh
vui trong trần gian cũng chỉ là tạm bợ ,vui buồn giàu nghèo chỉ là ảo
cảnh ,những hữu vi trong thế gian chỉ là phương tiện giúp cho hết thảy
chúng sanh tạm sống .
Khi sung sướng cũng là sung sướng tạm ,khi vui
cũng vui tạm ,khi nghèo cũng nghèo tạm ,chúng sanh đắm chìm trong ngủ
uẩn ,ngay trên thân tứ đại này cũng chỉ là vô thường ,nó có rồi sẽ mất
,đẹp rồi xấu ,giàu rồi sẽ nghèo ,sự biến đổi trong cảnh đời đều là vô
thường .
Vậy mà chúng sanh bám chấp nó ,khổ vì nó ,con người đã tạo
ác nghiệp để cướp đoạt tranh dành ,anh em ,cha mẹ bạn bè thân thuộc cũng
vì cái vô minh mà chia rẻ ,giết nhau đánh nhau ,và ngay chiến tranh
cũng vì vô minh mà hình thành .
Người cho rằng mình đã thông minh
,nhưng thông minh chỉ là học sâu hiểu rộng nhưng còn trí tuệ vô hình là
nhìn thấu suốt từ trong vô thỉ
Người thông minh dùng đầu óc phục vụ
cho bản thân ,thậm chí văn minh quá cũng vô tình sáng tạo hủy diệt chính
nhân loại ,chính bản thân mình .
Ngày nay người tu xưng thần bán
thánh ,phỉ báng thánh thần ,tạo vô số nghiệp ác trong thế gian ,luôn
nghỉ mình đã hết vô minh nên ngã mạng tự cao ,thu nạp đệ tử rồi truyền
đạo ,người vô minh lại tầm đụng người vô minh như người mù ,lại dẫn dắt
người mù ,thì làm sao tránh được hố sâu vực thẳm .
Con người mình là
không bao giờ an phận ,,tham lam độc ác ,xảo quyệt mưu mô ,luồng cúi thì
luồng cúi dữ lắm ,nhưng hể có cơ hội là đè đạp dù đó là ân nhân ,Thân
TÂM đã vô minh thì không tin nhân quả ,không tin gì PHẬT THÁNH TIÊN .
Coi thường mạng sống ,không nhìn thấy đâu là nghiệp tội nên Phật gọi đây là vô minh

Đạo
pháp là vô tận vô biên ,không bờ bến ,người tu nên tầm nên hiểu để tự
thoát khỏi vô minh ,phải tự mình tìm ra con đường để thoát chứ không ai
thể dẫn mình ra khỏi được
Gương soi bóng
Con mắt nhìn vào gương
phản diện ,mình nhìn vào đó để sát định hình bóng của mình trong gương
soi ,con mắt nào nhìn vô không phải đúng hết .
Mình có dám chắc đó là
đúng không ?đây là cái nhìn thông suốt ,không có cái nào là chính sát
để mình đánh giá ,mình nhìn mình không nhìn thấy rõ thì nhìn bên ngoài
làm sao mình đánh giá hay phán xét .
Con mắt bình thường không bị loạn thị nhìn hình ảnh khác ,con mắt bị loạn thị thì nhìn khác ,con mắt viễn thị nhìn khác ,
Lỗ
tai không bị bịnh thì nghe khác ,lỗ tai khuyết tật nghe lại khác ,mình
có dám chắc mình hoàn toàn bình thường không có vấn đề nào sai lạc
không?
Khi soi bóng trong gương mình thấy hình của mình là hình ảnh trước mặt ,mình lại không thấy mình ở mặt sau lưng .
Ngược
lại mình nhìn người đối diện trước mặt lẫn sau lưng luôn ,nhưng mình
chỉ nhìn thấy đó là bề nổi của nó ,thấy hiện hữu đẹp xấu theo đánh giá
của mình ,mà mình không thể nhìn được kết cấu của nó là cái gì .
Người chứng đạo là người nhìn thấu suốt mọi sự cấu kết trong ruột của nó ,biết được sự diễn biến của nó là như thế nào .
Chỉ
cần mình nói sơ sơ là biết diễn biến của nó rồi ,gương soi bóng chỉ khi
mình trụ nơi gương mới thấy bóng ,còn khi mình rời khỏi gương cái bóng
cũng biến mất không tồn tại ,nhưng tâm mình còn trụ không ?
Dù bóng
không còn nhưng tâm còn trụ nhớ bóng ,hình dáng đó in trong đầu của mình
ví dụ:hôm nay soi thấy cái mặt bị mụn nhọt ,rời khỏi cái gương mình
luôn nhớ cái mụn nhọt trên mặt lúc soi gương
Cũng như chúng ta bị
người chỉ trích mắng chửi ,mình không hề thấy được tâm mình lúc phản xạ
,họ đang sân mình cũng đang sân ,đó là lúc mình đang soi bóng .
Khi rời khỏi mặt gương soi mình nhớ lúc người đó nói gì ,mình đã nói gì đó là mình đang vọng nhớ bóng trong gương soi
Người
chứng đạo biết đó chỉ là bóng để soi nên không bao giờ chụp bóng ,vờn
bóng ,những gì tôi nói chỉ là một góc nhỏ của chứng đạo .
GIÁC ngộ là
trong từng sát na tâm ,nghĩa là không có ngôn ngữ diễn đạt hết ,chỉ là
một cái nhìn thông thoáng suốt hết mà thôi ,nên tôi nói dù cho nói nhiều
nhiều nhưng không thể nói hết ,giác ngộ là vô hình vô bóng vô ngôn viết
đặng
ĐÚNG VÀ SAI
Trong cuộc sống hiện tại bản thân mình tu có phải mình nghỉ rằng mình đã chọn một con đường sáng cho mình hay không?
Không
đâu ,không ai có quyền phán xét mình cả ,tôi lựa chon cho tôi một cuộc
sống thanh cao ,tìm tòi học vấn ,khi ở một vị trí khác họ chọn cho mình
một cuộc sống vui chơi thoải mái ,hoặc một cuộc sống gò ép khuông khổ .
Hoặc
nâng mình thành vị thánh ,hạ mình thành hàng thấp bé v…v…không ai có
thể nói họ đã làm sai ,hay đúng cả đó là mình đã phán xét theo cảm tính
nghiêng mé .
Con người luôn luôn cho rằng con đường của mình là chánh
lý là đúng ,nhưng đúng ở phía diện bản thân ,khi người ngộ là một lần
mình vấp ngã ,hay người khác vấp mà giác ngộ sai phạm ,mình không thể
dẫm vào cái hố mà người ta hay mình một lần đã vấp .
Mình cho
rằng:trí tuệ của mình là rỗng lặng có thể chứa rất nhiều ,đây là sai,cái
trí tuệ đã chứa rất nhiều sẽ hỗn loan không còn là chính sát nữa ,trí
tuệ không phân biệt được lớn hay nhỏ nhưng nó không hàm chứa một vật nào
hết thì trí tuệ đó mới có thể chứa những thứ khác được ,ví dụ lấy một
cái chai ,là một cái chai mình có thể đựng rượu ,sài rược hết trút chai
ra đượng nước ,nước trút ra đựng sữa ,nhưng khi không có cái gì đựng rữa
sạch rồi để không .
Trí tuệ là ở chổ đó biết nhã ra biết trút vào và biết ngưng nghỉ không cố định hàm chứa một thứ gì .
Cho
nên mọi thứ hành vi trong cuộc sống không thể phán xét đúng hay sai
,hoặc không kết tội một ai ,sanh và diệt ,vốn là vô thường thì dẫu cho
mình ở mức độ nào cuối cùng cũng phải diệt (tử)
Sanh ,trụ,hoại,diệt
vốn là vô ngã một quy luật tự nhiên không thay đổi ,lúc mình là con cá
cuộc sống của nó là dưới nước ,lúc là chim thì chim phải bay trên trời
,lúc là cây mình đứng chơi vơi giữa trời ,đó là như thị ,không thể hoán
đổi cho nhau .
Đây là cách sống của muôn loài như tôi từng nói cuộc
sống của con giun đất ,lôi nó lên bắt nó sống sạch sẽ không được ăn đất
nó sẽ chết .
Đó gọi là một thói quen ,một con cá biển muốn thuần hóa
thành nước ngọt trên bờ người ta phải nuôi nó bằng chính nước biển quen
thuộc của nó rồi mỗi ngày thay đổi một chút nước ngọt để pha lần ,nếu
như con cá đó bỏ vào luôn nước ngọt nó sẽ không quen ,nó chết ngay liền
Từ
môi trường chuyển dần một môi trường khác phải trãi qua rất nhiều ngày
sàng lọc pha dần biến đổi ,muốn cho con cá sống vào nước ngọt thật sự
,khi con cá đã thuần ,không còn lệ thuộc vào nước biển bấy giờ người
chơi cá mới mua về làm cá kiểng .
Con người cũng vậy bản chất của con
người là tham ,sân si ,bị tạp nhiễm phải trãi qua sàng lọc .thay đổi
,phôi pha những thói quen của mình để trở thành người sống tinh kiết
trong sáng có trí tuệ phải trãi qua sàng lọc nội tâm rất nhiều ,nhưng
lòng người luôn bám chấp những thói quen củ thì khó chuyển đổi ,như cái
đuôi của con heo vậy
Khi mình đói phải tìm cái gì ăn ,khi mình khát
đi tìm nước mệt nằm nghỉ đó cũng là một thói quen bình thường của mình
nhu cầu trong sự sống .
Diệu Định viết bài này nhằm bổ xung cho tất cả các bài trước đã chia sẽ ,con người của chúng ta tu vốn là để phá vô minh ,
Nhưng
vô minh phát xuất từ đâu đó là mấu chốt để phá vỡ nó ,đó là bắt nguồn
từ cái thấy vô minh mới dẫn đến thức vô minh ,rồi đến hành vô minh .
Thấy
đều do 6 căn của mình cảm nhận từ ngoại cảnh đưa vào ,từ mắt ,mũi ,lưỡi
,tai .toàn thân xúc chạm mà nhận thấy ,như bài gương soi bóng tôi đã
nói qua .
Gương soi bóng
Con mắt nhìn vào gương phản diện ,mình
nhìn vào đó để sát định hình bóng của mình trong gương soi ,con mắt nào
nhìn vô không phải đúng hết .
Mình có dám chắc đó là đúng không ?đây
là cái nhìn thông suốt ,không có cái nào là chính sát để mình đánh giá
,mình nhìn mình không nhìn thấy rõ thì nhìn bên ngoài làm sao mình đánh
giá hay phán xét .
Con mắt bình thường không bị loạn thị nhìn hình ảnh khác ,con mắt bị loạn thị thì nhìn khác ,con mắt viễn thị nhìn khác ,
Lỗ
tai không bị bịnh thì nghe khác ,lỗ tai khuyết tật nghe lại khác ,mình
có dám chắc mình hoàn toàn bình thường không có vấn đề nào sai lạc
không?
Khi soi bóng trong gương mình thấy hình của mình là hình ảnh trước mặt ,mình lại không thấy mình ở mặt sau lưng .
Ngược
lại mình nhìn người đối diện trước mặt lẫn sau lưng luôn ,nhưng mình
chỉ nhìn thấy đó là bề nổi của nó ,thấy hiện hữu đẹp xấu theo đánh giá
của mình ,mà mình không thể nhìn được kết cấu của nó là cái gì .
Nhận
định mọi hiện vật bắt đầu từ cái thấy nếu như 6 căn bị khuyết tật thì
sự nhận định hoàn toàn sai lêch ,thấy đã sai thì thức cũng sẽ sai lệch
,thức đã sai thì hành vi cũng sai luôn đây còn gọi là tà kiến .

kiến chỉ là danh tự gọi diễn đạt những sự nghịch lại với hợp lẻ ,nhưng
tôi đã nói không có cái gì gọi là đúng hay sai ở phần trươc rồi thì đâu
thể nói đây là tà kiến ,tà nghĩa là chấp ,khi cái nhìn nhận sai lệch
nhưng mình đã chấp những cái thấy của mình là đúng ,cho mọi cái thấy của
người khác sai ,từ cái thấy đầu kéo theo hàng lọat những cái sau .
Nếu
như mình buông bỏ cái thấy vô minh ,buông tà kiến chấp thì lập tức vô
minh sẽ được phá vỡ ,mọi ý thức cho đến hành vi sẽ được mở rộng ,quang
minh.
Cái thấy thông thường của mình chỉ là cái thấy của hữu vi ,vỏ
bọc mà thôi sự đánh giá của mình cũng là đánh giá vỏ bọc của mọi sự việc
cho nên không có cái gì đúng cả .
Nhìn thấy một hình ảnh hay một sự
việc đừng vội bám chấp nó ,mà nên tập quán sát cặn kẻ mọi vấn đề ,chính
những cái nhìn và nhận thức không quang minh cho nên mình hay rơi vào mê
si ,vô minh làm mồi cho những người có tâm lừa gạt xảo trá ,lợi dụng
mình để trục lợi .
Tôi chỉ chia sẽ một góc của chứng ngộ của mình
,nếu như có thiện duyên tôi sẽ góp ý chia sẽ cùng quý hữu nhiều hơn ,tùy
duyên trao đổi các bài ý kiến cùng quý hữu
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT KÍNH CHÚC QUÝ HỮU TU TIN TẤN

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết