Diễn Đàn Phật Pháp , Phật Học , Phật Tử . Phật Giáo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP

Go down

VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP Empty VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP

Bài gửi by Admin 09/11/12, 10:27 am



1/. VẤN:
Kính bạch Quý Chư Sư, chư Sư cho con kính hỏi: trường hợp của con thì cũng biết chú vãng sanh cũng có trì niệm, nhưng con thường hay thích trì đọc thần chú Vô Lượng Thọ (trích trong kinh niệm Phật Ba La Mật do Ngài Quán Thế Âm tuyên nói), như vậy công năng có khác gì chú Vãng Sanh không thưa sư?
Thưa sư, con thường thấy các chùa cũng có khóa trì niệm thần chú hoặc trong nghi thức trì niệm cũng đều có các thần chú như: đại bi, bát nhã, chuẩn đề, ngũ bộ chú, lăng nghiêm, thập chú… đặc biệt là thập chú (gồm mười loại thần chú trong đó có cả thần chú vãng sanh) nhưng sao không thấy về thần chú “Vô Lượng Thọ”. Như hiện tại con tu pháp Niệm Phật căn bản lấy Thần Chú Vô Lượng Thọ làm món trợ lực công phu của mình, như vậy con có đi khác với mọi người không ạ, vì con thấy ai cũng trì niệm chú vãng sanh còn chú vô lương thọ ít thấy ai trì niệm, ít ai quan tâm biết đến ngay cả đến Quý Sư cũng ít tuyên thuyết, khuyến cáo về Thần Chú vô Lượng Thọ này.
Rất mong nhận được lời pháp khai thị của Quý Chư Sư. con chân thành tri ân.
Nam Mô Phật Thuyết Niệm Phật Ba La Mật Kinh.
Nam Mô A Di Đà Phật.

ĐÁP:
Trong sách Hành trạng và Pháp Ngữ của Đại sư Trí Húc Linh Phong, có dạy về pháp tu Tịnh độ có Thiền, Tịnh độ có Luật, Tịnh độ có Mật và Tịnh độ Thuần tịnh...Đại sư dạy cho chư Tăng Ni, Phật tử thời bấy giờ các vị đều có thể nhất quán mà tu hành kết họp giữa hai môn tu, chẳng hạn như "Tịnh độ Mật tịnh"; còn chúng ta ngày nay thì cũng tu hành như Ngài dạy đều có thể được, tuy nhiên có người nghĩ: "tu Tịnh ít hiệu quả, tu Mật hiệu quả, hoặc cùng kết họp chung tu Tịnh Mật để cho khỏi bị ma vương quấy nhiễu...". Người thời nay có tu lắm cũng chỉ đến chừng ấy vậy thôi, chứ còn nói đến Niết bàn, Cực lạc thì chưa..!
Việc tu hành cần tránh tu tạp pháp, người Phật tử tâm chưa chuyên nhất, không nên nay tu pháp nầy, mai tu pháp nọ làm rối tâm linh, khi đã rối thì dù đó là pháp Phật đi nữa, cũng chỉ là mở cửa cho nghiệp lực xen vào, ma phiền não quấy nhiễu.
Phật tử thực tập pháp môn tu Tịnh thì niệm Phật khi nào đạt chánh niệm, hoặc tu từ một đến 03 năm, có thể phát tâm gia hạnh thêm một vài pháp môn khác như là Mật, hay Thiền, chừng đó tâm không bị rối loạn.
Nhìn chung, pháp môn tu nào cũng từ Đức Phật giáo hóa cho người đệ tử, khi có nhân duyên được trao pháp nào thì ta trân quý pháp đó mà tu tập cho hiệu quả. Tuy nhiên nay có Phật tử hỏi về niệm chú lực của Mật pháp để tu, có liên quan đến Tịnh độ, Sư sẽ vì quý vị mà giảng giải.
Trước nhất xin nói về Thần chú Vãng sanh, về thần chú nầy Sư có giảng rất kỹ và dạy cách niệm dành cho chư Phật tử hành trì trong sách Một Trăm ngày niệm Phật & Một trăm bài pháp rất có hiệu ứng. Nay Sư sẽ giảng thêm để quý vị tiện việc thực tập.

Về bài thần chú vãng sanh như sau:
(âm từ tiếng Ấn độ ra tiếng Latin, nghĩa của câu chú)

* Namo Amitàbhàya - Nam mô a di đa bà dạ - Quy mệnh Vô Lượng Quang (A Di Đà)
* Tathàgatàya - Đa tha già đa dạ - Như Lai
* Tadyathà - Đa địa dạ tha - Như vậy, liền nói Chú là
* Amrtodbhave ( Amrïta Udbhave ) - A di rị đô bà tỳ - Cam Lộ hiện lên
* Amrta Sambhave - A di rị đa tất đam bà tỳ - Cam Lộ phát sinh
* Amrta Vikrànte - A di rị đa tỳ ca lan đá - Cam Lộ dũng mãnh
* Amrta Vikrànta Gamini - A di rị đa tỳ ca lan đa già di nị - Đạt đến Cam Lộ Dũng mãnh
* Gagana Kìrtti Kare - Già già na, chỉ đa ca lệ - Rải đầy Hư Không
* Svàhà -Ta bà ha
Chú Vãng Sinh, gọi đầy đủ là ”bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ Đà La Ni”, được lấy từ ”Vô Lượng Thọ Kinh” (Cầu Na Bạt Đà La đời nhà Tống dịch) cùng với ”Phật thuyết A Di Đà Căn Bổn Bí Mật Thần Chú Kinh” (Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch đời Ngụy Tấn). ”bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ Đà La Ni” còn gọi là ”A Di Đà Phật Căn Bổn Bí Mật Thần Chú”, thông thường gọi là ”Vãng Sinh Chú Công dụng: Chú lực Thần chú vãng sanh có công năng, thì sẽ được tiêu tội trong muôn ngàn ức kiếp, tất cả phiền não ma chướng không dám đến khuấy nhiễu. Chú vãng sanh biến người tu Tâm Bồ Đề sáng tỏ như mặt trăng tròn đầy, khi mệnh chung thấy Vô Lượng Thọ Như Lai cùng vô lượng Caâu Chi Bồ Tát ñeán nghinh đón, thân tâm vui vẻ , liền được vãng sanh Cực Lạc Thượng Phẩm Thượng sanh, chứng Bồ Tát Vị.
Theo Kinh Niệm Phật Ba La Mật của Hoà Thượng Thích Thiền Tâm dịch, phẩm thứ 7, Khuyến phát niệm Phật và đọc tụng Chơn Ngôn: Ngài Phổ Hiền Đại Bồ Tát vì thương tưởng chúng sanh thời Mạt Pháp, khi ấy kiếp giảm, thọ mạng ngắn ngủi, phước đức kém thiếu loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành ít. Nên Ngài đã ban thêm cho người niệm Phật bài chú Vãng Sanh, để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực Lạc.

Thần chú thứ hai, là Vô lượng thọ:
Vô Lượng Thọ Như Lai Đà La Ni này , tụng một biến liền tiêu tội 10 ác, 4 trọng, 5 vô gián trong thân. Tất cả nghiệp chướng đều tiêu diệt.
Nếu Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni phạm các tội căn bản, tụng 7 biến liền được trở lại Giới Phẩm thanh tịnh.
Tụng mãn một vạn biến được Tam Ma Địa, không mất Tâm Bồ Đề, ở trong thân : Tâm Bồ Đề sáng tỏ như mặt trăng tròn đầy, khi mạng chung thấy Vô Lượng Thọ Như Lai cùng vô lượng Câu Chi Bồ Tát lại nghinh đón, thân tâm vui vẻ , liền được vãng sanh Thượng Phẩm Thượng sanh, chứng Bồ Tát.
Phép niệm Phật A Di Ðà cầu sinh Tịnh Ðộ là một Ðốn pháp, khiến người tu thấy rõ ngay tâm tính Bồ Ðề của mình sống lâu vô lượng và sáng suốt vô lượng, cũng như tâm tính Bồ Ðề của Phật Thích Ca, Phật A Di Ðà và chư Phật, chư Bồ Tát các loài chúng sinh ở khắp mười phương pháp giới, hết thảy ai ai cũng có tâm tính Bồ Ðề (tâm tính Phật) bình đẳng như nhau, không hơn, không kém.
Ai muốn thực hành đạo Bồ Tát để chứng nhận được tâm Bồ Ðề của mình, hãy nên thọ giới Tam Quy, mỗi tháng ăn chay 6 ngày, mỗi ngày niệm sáu chữ Nam Mô A Di Ðà Phật trong nửa giờ để ổn định tinh thần, dụng công niệm được càng nhiều, càng lâu, càng chóng thấy rõ tâm Bồ Ðề của mình, của Phật và của chúng sinh hiện ra. Bởi vì tâm Bồ Ðề của mình thể tính của nó vốn yên tịnh, mình dùng sức động đến nó thì nó mới hiện ra, mà nó chỉ hiện ra trong một giây lát thôi (tức là một niệm, một sát na thôi). Nếu mình không niệm Phật luôn để giữ lấy nó thì nó liền bị lu mờ bởi những niệm khác lấn át nó đi, nó không hiện ra được nữa.
Tiến lên một bậc nữa, là phát nguyện giữ 5 giới, mỗi tháng ăn chay 10 ngày, hoặc ăn chay mỗi năm 3 tháng hoặc ăn trường kỳ.
Niệm Phật:
Niệm danh hiệu Phật A Di Ðà mỗi ngày từ 10 tràng cho đến 50 tràng hoặc 100 tràng (mỗi tràng là 108 hạt, mỗi hạt là một tiếng niệm, cho cẩn thận).
Ăn chay:
Ăn chay mỗi tháng 6 ngày là: mồng 8, 14, 15, 23, 29, 30 (tháng thiếu ăn sụt lại ngày 28 và 29). Ăn chay mỗi tháng 10 ngày là mồng 1, 8, 14, 15, 23, 24, 28, 29 30 (tháng thiếu ăn sụt lại ngày 27, 28, 29). Ăn chay thì không được ăn hành, hẹ, kiệu, tỏi, thịt, cá, chỉ ăn rau, đậu, trái quả, nấm mộc nhĩ, các loại thảo mộc thôi.
Quy y:
Thọ giới Tam Quy là Quy Phật, Quy Pháp, Quy Tăng rồi thì không được theo các đạo thần, thánh, chúa, tiên nào khác nữa.
Thọ năm giới:
1. Không được sát hại chúng sinh, động vật.
2. Không được trộm cắp, lừa đảo, làm giặc, ăn cướp.
3. Không được tà dâm, gian dâm, ngoại tình.
4. Không được nói dối, chửi rủa, nói đòn xóc hai đầu, nói thêu dệt, khiêu
dâm.
5. Không được uống rượu và ăn các thứ có chất say mê.

Tụng thần chú:
Mỗi ngày tụng thần chú này, gọi là thần chú: Bạt Nhất Thiết Khinh Trọng Nghiệp Chướng, Ðắc Sinh Tịnh Ðộ Ðà Ra Ni (dịch từ âm Ấn Ðộ ra chữ La tin).

Namo Ratnatrayàya ( Quy mệnh Tam Bảo )
Namahï ( Kính lễ ) Àrya ( Thánh ) Amitabhàya ( Vô Lượng Quang ) Tathàgatàya ( Như Lai ) Arhate ( Ứng Cúng, Sát Tặc, A La Hán ) Samyaksamïbuddhàya ( Chính Đẳng Chính Giác )
Tadyathà ( Như vậy, liền nói Chú là )

Omï ( Cảnh giác )
Amrïte ( Cam lộ )
Amrïta ( Cam Lộ ) Udbhave ( Hiện lên )
Amrïta ( Cam Lộ ) Sambhave ( Phát sinh )
Amrïta ( Cam Lộ ) Garbhe ( Tạng, kho tàng )
Amrïta ( Cam Lộ ) Siddhe ( Thành tựu )
Amrïta ( Cam Lộ ) Teje ( Uy quang, uy đức )
Amrïta ( Cam Lộ ) Vikrànte ( Dũng mãnh )
Amrïta ( Cam Lộ ) Vikrànta ( Dũng mãnh ) Gamine ( Đạt đến được )
Amrïta ( Cam Lộ ) Gagana ( Hư Không ) Kìrti ( Tương xứng ) Kare ( Tác làm , tạo tác )
Amrïta ( Cam Lộ ) Dunïdïubhi ( Cổ, cái trống ) Svare ( Âm Thanh )
Sarvàrtha ( Tất cả nghĩa lợi ) Sàdhane ( Nghi thức thành tựu )
Sarva Karma ( Tất cả nghiệp ) Kle’sa ( Phiền não ) Ksïayamï ( Vô tận, không còn sót ) Kare ( Tạo tác )
Svàhà ( Quyết định thành tựu, thọ hưởng mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn )

Thần chú còn có tên gọi khác là: Vô Lượng Thọ Quang Như Lai căn bản chân ngôn. Do ngài Tam Tạng Pháp Sư Sa-ra-ba mới dịch rất tường tận, hiện có chép trong sách Niệm Phật Trực Chỉ ta nên tụng trì. Người tụng chú này sẽ được đại tinh tấn, mau chóng sinh Tịnh Ðộ. Tụng được một biến, tức thì diệt được ở trong thân hết thảy mọi tội ngũ nghịch, thập ác. Tụng được 10 vạn biến, tức thì nhận được tâm Bồ Ðề nhớ mãi chẳng quên. Tụng được 20 vạn biến tức thì cảm thấy mầm Bồ Ðề đã sinh. Tụng được 30 vạn biến, Phật A Di Ðà thường ở đỉnh đầu, quyết định sinh Tịnh Ðộ. Ăn chay niệm Phật trì chú lâu ngày, tự nhiên tâm mình yên lặng, dẹp hết tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, hào quang tuệ giác hiện ra, thế là thấy Phật A Di Ðà, được sinh Tịnh Ðộ hiện lúc đang sống ở đời này, chứ không phải chỉ chờ đến lúc chết rồi mới được sinh.

Toàn bài thần chú trên được dịch như sau (chữ đậm, nghiêng):

“Quy mệnh Tam Bảo - Kính lễ Thánh Vô Lượng Quang Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác

Như vậy : Hỡi Cam Lộ ! Hiện lên Cam Lộ . Phát Sinh Cam Lộ. Kho Tàng Cam Lộ. Thành tựu Cam Lộ. Cam Lộ Dũng mãnh . Đạt đến Cam Lộ Dũng Mãnh . Rải đầy hư không Cam Lộ .Âm thanh của tiếng trống Cam Lộ , thành tựu tất cả nghĩa lợi khiến cho tất cả nghiệp không còn phiền não, thọ hưởng mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn"
Trong các chùa tụng kinh Phật có niệm chú, là từ nguyên nhân ngài Ngọc Lâm Quốc Sư triều đại Nhà Thanh biên soạn hai thời công phu dành cho chư Tăng Ni tu hành, trong đó đặc biệt có gia hạnh thêm nhiều bài thần chú rất oai linh mầu nhiệm, như chú Lăng nghiêm, Thập chú, ngũ bộ chú, đại bi chú, vãng sanh Tịnh độ thần chú...giúp cho chư Tăng Ni, Phật tử có đủ niềm tin từ lực Phật, Bồ tát gia hộ giải thoát sanh tử. Ngày nay trong chốn thiền lâm, là Nhà sư mà không thuộc hai thời công phu, không công phu, công quả, trốn tụng kinh chú thì người đó chưa phải là bậc tiêu biểu gương mẫu của hàng hậu học.
Cả hai thần chú đều có những hạnh lành tương đối đa dạng phong phú, có những thú hướng đặc biệt giúp cho chúng sanh thoát khổ, giải thoát sanh tử luân hồi. Ở Việt Nam đều có tụng đủ cả hai thần chú Vãng sanh và Vô Lượng Tho, thần chú Vô Lượng Thọ không xa lạ với những người tu pháp môn Tịnh Độ niệm Phật.
Tuy nhiên chú vãng sanh sở dĩ được nhắc đến nhiều hơn là do bài kinh ngắn gọn, được đưa vào hai thời khóa tụng hằng ngày, còn chú Vô Lượng Thọ dành cho liên hữu tu kết thất 7 ngày, 21 ngày, 49 ngày hay 100 ngày tụng niệm. Như vậy Phật tử có thể dùng thần chú Vô Lượng thọ làm pháp tu gia hạnh cho mình trong các thời gian nhập thất niệm Phật rất có hiệu quả.

2/. VẤN:
Con nghe giảng và đọc bài giảng của quý thầy dạy rằng tâm mình phải nên bất động, bình an trước mọi vấn đề xảy ra trong cuộc đời, phải sống theo chánh niệm. Tất cả mọi việc trên thế gian đều là mộng huyễn nên chẳng có gì là tốt và chẳng có gì làm xấu. Con phân vâng nếu thế thì mình có phải trở nên vô cảm, bất động trước tất cả mọi việc trong cuộc đời không vì thật sự mỗi khi thấy những chuyện thương tâm, tội nghiệp là con lại xúc động bật khóc. Tương tự cũng thế, con muốn làm nhiều việc lành giúp đỡ mọi người, thấy chuyện trái ngang hay ai đó có hoàn cảnh khó khăn mà con không giúp được con lại thấy khó chịu. Nhưng theo lời dạy thì như thế làm cho tâm của mình bị loạn động bởi duyên trần, phải quán niệm mọi việc như những gì nó đang xảy ra. Vậy nếu mình bất động với tất cả thì tâm từ bi của người con Phật là ở đâu? Con thật sự không hiểu là mình nên hành xử với mọi việc trên cuộc đời như thế nào cho đúng với giáo lý nhưng vẫn có thể giúp đỡ được người khác ạ. Con xin thành thật cảm ơn.
* ĐÁP:
Phật tử giúp đời, cứu đời, làm từ thiện nhân đạo, tương thân tương ái cho xã hội, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khốn khó, Sư rất hoan nghinh việc làm của các vị.
Tuy nhiên đứng về góc độ tu hành, Phật tử được quý Sư dạy giữ cho tâm bất động (chánh niệm), tức là Phật tử có tham gia nhiều khóa tu chuẩn mực. Sư sẽ giảng về pháp động và bất động, không bàn đến vô cảm hay từ bi để Phật tử hiểu thêm Phật pháp.
Trước nhất xin nói về tâm động: tâm động là vọng niệm, tâm phàm phu thế gian, tâm viên ý mã, tâm như vượn chuyền cây, ý như vó câu trong thiên lý, trong sanh tử luân hồi không lúc nào dừng nghỉ. Bạn còn phải lo tu hành cho tâm chánh niệm.
Tâm bất động là tâm không sanh không diệt, không còn khởi những vọng niệm quấy ác, nên không có sám hối để chận đứng các quấy ác nữa. Đứng trước những ngoại cảnh thay vì người tu bị chi phối , nhưng với người tâm bất động thì không bị chi phối ngoại cảnh, người ấy đã chứng quả Thanh văn, Bồ tát.
Thanh văn nhận thấy thế gian là phiền trược nên lánh xa thế cuộc chỉ lo tu hành cá thể không còn bị sa đọa thế gian nữa nên gọi Thánh nhân A la hán, đây gọi là yếm ly thế gian
Bồ tát thì tuy sống giữa trần gian như mọi người nhưng tâm không bị chi phối bởi cuộc sống vật dục sanh tử luân hồi trong cuộc đời. Bậc Bồ tát có nhiều phương tiện khả năng giúp người, cứu khổ mọi người ra khỏi sanh tử luân hồi, đây gọi là từ bi
Tâm Phật tử chưa chánh niệm, còn động loạn, làm sao có khả năng giúp người khác tu hành ra khỏi sanh tử như Phật tử nghĩ suy. Muốn cứu một bệnh nhân thoát cơn đau đớn, Phật tử phải là vị Bác sĩ tuyệt vời mới cứu bệnh nhân hiệu quả; muốn giúp cho người thoát cảnh dốt nát vô minh, Phật tử phải là Thầy giáo mới giúp cho kẻ dốt biết chữ...Theo ý tưởng nầy Phật tử thấy việc làm của người tu "vô cảm" hay từ bi?

Ở một lý giải khác, xin giới thiệu câu chuyện: "phướn động, gió động" trong kinh Pháp Bửu Đàn của Lục tổ Huệ Năng
...Hôm ấy, Pháp sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết-bàn. Trước chùa treo lá phướn dài, gió thổi lá phướn phất phơ qua lại. Hai ông đạo lấy đó làm đề tài tranh luận. Người nói “phướn động”, người bảo “gió động”, bàn qua cãi lại mà không ngã lẽ. Sư đến thưa:
- Có thể cho khách cư sĩ này lạm bàn chăng?
Hai ông đồng ý, Sư bảo:
- Không phải phướn động, không phải gió động, mà tâm các ông động.
Mọi người nghe qua đều ngạc nhiên. Họ vào báo cho Ấn Tông biết người có lời bàn kỳ diệu ấy, chính là Lục Tổ Huệ Năng...
Qua câu chuyện trên, ý tưởng của Lục Tổ và hai vị Thiền sinh ai đúng ai sai?
Bạn ơi! Cõi đời chẳng qua là chuyện mộng huyển, duyên họp huyển có, do duyên đến mà họp, duyên đi là tan, chẳng qua các duyên cần có sự hổ trợ cho nhau mà sống chung trên hành tinh, rồi dùng mỹ từ là có tình cảm giúp đỡ nhau vậy thôi, chẳng có gì là vô cảm hay từ bi chi cả. Thật ra các pháp thế gian là như thị, như thị, dù bạn có cảm tình giúp đỡ cho mọi người bao nhiêu đi nữa, rốt rồi cũng là như thị, như thị! ở đâu còn đó Bạn ạ!
Bạn nên tu hành như thế nào cho tâm mình bất động, phiền não không sanh mới mong có đủ khả năng trình độ giúp người cứu người ra khỏi sự phiền não khổ đau của thế gian. Bạn là Bác sĩ khi có bệnh nhân bạn không cần phải chạy đôn chạy đáo tìm Bác sĩ; Bạn là thợ lặn khi gặp người bị chết chìm bạn không cần phải tìm người vớt dùm; Bạn là người có chánh niệm mới giúp mọi người lánh xa vọng niệm, đấy mới là Phật pháp, mới là người có lòng từ bi thật sự bạn ạ!

3/. VẤN: Con và gia đình theo đạo ÔNG BÀ , chỉ đi chùa vào dịp lễ tết thôi. Tuy nhiên, có một chuyện k con không biết là có nên tin không. Cuộc sống của con rất binh thưởng nhưng dương như con đường tình duyên của con luôn gặp trắc trở. Con có đi xem bói thì ai cũng bảo là con có một vong theo nên đường tình duyên của con mới trắc trở như vậy. Con muốn hỏi là theo Phật Giáo điều này là có đúng không và làm thế nào để con hóa giải vấn đề này. Con xin thành thật cảm ơn.

ĐÁP:
Đạo ông bà mới đầu chỉ là một hình thức tín ngưỡng bình thường trong dân gian, tuy nhiên cho đến hôm nay đã trở thành một tập quán tín ngưỡng văn hóa đậm đà bản sắc không thể thiếu trong lòng dân tộc Việt nói riêng, trên cả thế giới nói chung. Sư sẽ trích giảng về ý tưởng đạo thờ cúng ông bà, sau đó sẽ nói về việc đi coi bói nói có "vong nhập", sau đó nói về việc lập gia đình.
a/. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn gọi được gọi khái quát là Đạo Ông Bà là tục lệ thờ cúng những người đã chết, đặc biệt là tổ tiên, của nhiều dân tộc Đông Nam Á và đặc biệt phát triển trong văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa. Đối với người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo; không gia đình nào không có bàn thờ tổ tiên trong nhà.
Nguồn Gốc Tôn Kính Ông Bà Tổ Tiên
Tuy ai cũng biết mỗi người, mỗi gia đình đều có ông bà tổ tiên riêng, nhưng nói tới việc tôn kính ông bà tổ tiên cách chung là chấp nhận những điểm tương đồng của những nền văn hóa Viễn Ðông trong lịch sử ít nhiều đã chịu ảnh hưởng của Nho học, như Trung Hoa, Ðại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam. Nên ở dây khi bàn về nguồn gốc tôn kính ông bà tổ tiên hay ở phần sau thảo luận những tranh chấp về "lễ nghi" thì những tài liệu của các quốc gia trên đều có thể dùng để bổ túc cho nhau để hiểu rõ vấn đề.
Việt ngữ dùng danh từ "tôn giáo" để chỉ chung các tín ngưỡng. Chữ "tôn" cũng còn một âm nữa là "Tông" nguyên ủy chỉ ông "thứ tổ" (ông tổ thứ hai), rồi dùng rộng hơn nữa để chỉ nơi thờ kính tổ tông, cũng như chỉ các giáo phái, học phái. Như vậy, "tôn giáo" theo ngữ văn là thực hiện lòng hiếu kính đối với tổ tông, tổ tiên. Lòng hiếu kính này được biểu tỏ nôm na theo lối bình dân như:
"ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
uống nước nhớ tới nguồn", hoặc:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn đạo hiếu mới là đạo con".
Hay Nguyễn Du viết trong truyện Kiều:
"Tâm thành đã thấu đến trời,
Bán mình là hiếu, cứu người là nhân".
hay ở đoạn khác:
"Lấy tình thâm, trả tình thâm,
Bán mình đã động hiếu tâm đến trời".

Tư tưởng đạo hiếu đã thấm nhuần vào lòng người Việt trở thành một phần quan trọng của Việt tính. Kính bái tổ tiên là chấp nhận giới vô hình và hữu hình luôn luôn có sự liên lạc mật thiết với nhau. Ðó là cách diễn tả sự hiệp thông giữa ông bà cha mẹ và con cháu, giữa người sống và cả chết, là dịp đoàn tụ của đại gia đình. Quan niệm vong hồn gia tiên luôn gần gũi với con cháu được diễn tả bằng nhiều cách khác nhau. Ðại đa số quần chúng Việt Nam được coi là theo "đạo Ông Bà" thường có phong tục làm lễ cáo gia tiên, trong mọi tuần tiết, hoặc ngày kị giỗ, hoặc khi có việc hiếu hỉ, tang chay. Toan Ánh diễn giải thêm: Những biến cố quan trọng trong gia đình, lẽ tất nhiên gia trưởng đều có lễ cáo gia tiên, như: sinh con cái, con cái đầu cữ, đầy tháng, đầy năm, con cái bắt đầu đi học, sửa soạn đi thi, thi đỗ, dựng vợ gả chồng cho con... hay nhiều khi chỉ sửa sang lại nhà cửa, nhất là những di sản của tiền nhân để lại. Vui đã thế, buồn cũng khấn trình tổ tiên để các ngài biết và phù hộ, như việc làm ăn thua lỗ, có người đi xa, có người mệnh một... Ngoài những biến cố trong gia đình ra, gia trưởng cũng kính cáo những việc quan trọng khác xẩy ra trong làng nước, như làng có cướp tới, đất nước sinh loạn lạc hay những tin vui trong thôn xã... Tất cả những kính cáo, trình khấn trên mục đích để tổ tiên hiệp thông hay phù trợ trong những khi vui cũng như lúc buồn. Tùy từng trường hợp, tùy từng gia cảnh mà sửa soạn lễ. Nhiều khi gia chủ chỉ cần sửa soạn cái lễ nhỏ, như chén trà, đĩa xôi, nải chuối. Cũng có khi lễ lạc linh đình. Toan Ánh kết luận: "Con cháu nhớ đến tổ tiên thì cúng, năng cúng bái càng tỏ rõ lòng hiếu thảo của mình đối với các cụ. Sống khôn chết thiêng, các cụ thấy con cháu hiếu kính, tất vong hồn cũng vui mừng".
Xem như thế thì đạo ông bà cũng là một đạo rất tốt có sự quan hệ mật thiết đến đạo Phật. Đạo ông bà không có tổ chức hành chánh tập trung nhiều và lớn như đạo Phật. Tuy gọi là đạo, song đứng về góc độ cúng lạy thì gọi là tín ngưỡng, không gọi là tôn giáo.
Tín ngưỡng ông bà đã cho chúng ta một ý tưởng tuyệt vời, một sắc thái tín ngưỡng đặc biệt, một nền văn hóa đạo đức làm cho con người luôn gắn bó với quê cha đất tổ.

b/. Xem bói: Thầy bói là cá nhân hành nghề xem tướng số, số mệnh cho người khác và hiện không được pháp luật công nhận,
Bói toán trên quan điểm khoa học Trung hoa cổ truyền: Dựa trên cơ sở Nho - Y - Lý - Số, một con người sau khi học hết được ba ngành học trước sẽ có đủ khả năng dự đoán tương lai của người khác, gọi là tiên đoán hậu mệnh.
Quan điểm khoa học hiện đại về nghề bói toán: Theo những nguyên tắc của khoa học hiện đại, bói toán là không có cơ sở lý thuyết và thực nghiệm thuyết phục để có thể làm cơ sở xét đoán số mệnh người khác.
Như mọi hình thức bói toán, chiêm tinh học đưa ra các dự báo quá chung chung, nên nhiều người cho là chính xác. Năm 1992, nhà vật lý Geoffrey Dean đã đúc kết ra 10 nguyên lý dự báo của các nhà chiêm tinh (thầy bói). Dưới đây là một số kỹ thuật thường gặp nhất.

1. Việc của người khác rất dễ dàng tiếp nhận những thông báo mơ hồ,
chung chung., việc của mình chẳng biết chi cả.
2. Đọc nguội, nói sau sự kiện, cò mồi thông tin
3. Quần chúng bị lừa bằng khoa học và sự hài hước
4. Hiệu ứng vầng hào quang, hay tầm quan trọng của ấn tượng ban đầu.
5. Tương quan ảo, hay tin tưởng là sẽ thấy
6. Tính không sai lầm một nữa, nhưng sai lầm cả vạn lần.
7. Phỏng đoán giả định, hay nói nó sẽ tốt nếu ta nghĩ nó tốt đối với ta
8. Bắt buộc khách hàng nghe theo dự báo
9. Ký ức chọn lọc, hay chỉ nhớ những gì muốn nhớ
10. Hiệu ứng mong ước, hay dự báo càng đẹp thì càng dễ được chấp nhận.

Xem trên thì đủ biết thấy bói thì chẳng có gì đặc sắc, chẳng qua chỉ là những ước đoán nhằm, đối với những người có tâm sự và đồng cảm, ứng phó trong thời khắc nhất định: "nhứt ngôn trúng vạn ngôn dụng", trúng thì chỉ có một nữa, mà trật thì cả mười ngàn lần. Các bạn xem chi Thầy bói mà phải bị lao vào vòng lẫn quẩn mê tín dị đoan. Thầy bói nghĩ sao nói vậy, trúng trúng trật trật cũng chẳng sao, banneur danh vị Thầy bói lúc nào cũng được treo lơ lửng trên bầu trời xanh "ăn cơm dưới đất nói chuyện trên trời"; thế gian ai mà biết được chuyện xa vời nên phải chịu nghe, thế thôi.
Chuyện gia đình của các "thầy bói" còn chưa biết hết, huống gì nói cho trúng chuyện gia đình bàn dân thiên hạ, làm gì biết chuyện vong nhập, vong là gì, vong có hay không mà nhập bạn ạ!

c/. Tình duyên trắc trở? Thường là do Bạn khó tính quá, ai cũng không bằng mình, ai cũng không phù hợp với mình, ai cũng không xứng đáng với mình...thì làm sao mà lập gia đình, có lập cũng không hạnh phúc.
Theo Phật thì Bạn nên sống độc thân, nếu có lập gia đình thì cứ lập đừng có nghĩ suy chọn lựa nhiều. Hằng đêm cầu nguyện quán tưởng hình ảnh Phật Bà Quan Âm, sẽ được có gia đình hạnh phúc.
Lời khuyên cuối cùng: "có gia đình hạnh phúc hay không là do bạn, không do bất cứ ai bên ngoài, dù đó là Đức Phật...". Bạn sẽ được hạnh phúc.

4/. VẤN : Khoảng từ đầu nằm đến nay, con hay đọc kinh và niệm Phật tại gia vào buổi tối, cũng khá trễ. Hôm nào sớm thì cũng 8-9g tối, còn những buổi đi học thêm thì có khi 10-11g mới bắt đầu niệm Phật, ban ngày thì con đi làm, không niệm Phật được. Một buổi tối niệm Phật như vậy là khoảng một giờ. Tuy nhiên trong khoảng thời gian đó, cứ ở khoảng giữa là con hay lơ mơ, đôi lúc ngủ gật, gật một cái khoảng vài giây rồi lại giật mình dậy niệm Phật tiếp. Con thấy thật không hay chút nào. Con không biết là do đến giờ đó thân thể mệt mỏi quá hay do con không tinh tấn hoặc là như thế nào nữa, vì sức khỏe con cũng yếu. Bạn con khuyên là nên đọc ít lại vì niệm Phật để cầu bình an cho bản thân và gia đình mà lại làm quá sức như thế thì lại sinh bệnh. Con lại sợ vì trước đã từng có ý niệm Phật nhưng cứ bị mệt mỏi làm cho thối lui, giờ đã cố gắng để đọc kinh niệm Phật được trong khoảng thời gian đó rồi, nay nuông chiều bản thân, đọc ít lại thì sẽ ngày càng thối chuyển tâm tu học nhưng cứ để gục giữa buổi như thế con cũng bứt rứt. Vậy con nên tu tập, niệm Phật, tụng kinh như thế nào cho đúng. Mong Sư giải đáp giúp con ạ. Con xin cảm ơn.

ĐÁP:
Tu hành tinh tấn thì cũng tốt, tuy nhiên đừng để ma tinh tấn hoành hành người tu, đem ma tinh tấn, phá tan ma bần thần dã dượi, ma lười biếng; đem ma nầy phá ma kia... rốt rồi chỉ có năng lượng, năng lực của chúng ta là cạn kiệt.
Sở dĩ ở tại các thiền viện, tu viện, các chùa tụng kinh niệm Phật điều hòa là do các trú xứ đó có đông chư Tăng hoặc chư Ni chúng tu hành, tu hành theo thời dụng biểu phân định là luân phiên nhau mà tụng niệm do vậy mà tiếng kệ kinh ở chùa không dứt là vậy.
Nay nếu bạn đem sự tinh tấn đó áp dụng cho bản thân thì thật là nặng nề như núi tu di đè lên bạn muôn kiếp, khó mà thành tựu Phật đạo dành cho bạn.
Xin đơn cử về một Thời dụng biểu ở Tu viện Quan Âm như sau:

4 giờ 00 – công phu Lăng nghiêm
5 giờ 30 – quả đường cháo
6 giờ 00 – Tụng kinh Pháp Hoa hay lạy kinh Vạn Phật
10 giờ 30 – Cúng cơm Phật
11 giờ 00 – Cúng quá đường
13 giờ 00 – Chỉ tịnh
13 giờ 30 – Tụng thần chú đại bi và kinh Phổ Môn
16 giờ 00 – Công phu chiều
19 giờ 00 – Tịnh độ tối
23 giờ 00 – Thiền Niệm Phật
24 giờ 00 – Chỉ tịnh

Nếu đem thời dụng biểu trên mà áp dụng cho bản thân bạn thì chắc không kham nổi, sẽ có nhiều nguyên nhân mà bạn ngán ngẩm với cuộc tu niệm và bỏ tu. Trường hợp có ai khuyên bạn sử dụng thời dụng biểu như trên cũng là sai lầm lớn.
Việc của bạn trình bày tuy không phải bạn hành pháp như thời dụng biểu Tu viện, nhưng thời dụng biểu của gia đình bạn gồm: bản thân, gia đình, xã hội và tụng kinh niệm Phật, như thế chắc cũng nhiều gần giống như thời dụng biểu của Quan Âm Tu Viện, hoặc hơn thế nữa nên bạn mệt mõi là đúng.
Lời khuyên: Bạn nên giãm bớt lao động và mỗi ngày chỉ niệm một thời niệm Phật 20 phút là đủ rồi – 20 phút đó tùy bạn sắp xếp vào thời điểm nào cũng được, nhưng phải có thời niệm Phật 20 phút, chọn nơi thoáng mát, vắng vẻ, không muổi mòng mà thực hiện 20 phút niệm Phật – Điều cần thiết là không bỏ cuộc, tương lai Phật cũng chứng minh cho bạn là có tu và tiếp dẫn bạn vãng sanh Cực lạc. Khi nào rổi rảnh thân tâm sảng khoái nhẹ nhàng rồi phát tâm tụng kinh bộ hay tụng niệm nhiều.
Nhưng mệt mõi đôi khi cũng trở thành thói quen xấu, đừng để cho mệt mõi xâm nhập Bạn. Bạn nên thực hành như lới khuyên trên sẽ không còn mệt mõi nữa. Với Đức Phật và quý Sư, Bạn không mắc lỗi chi cả.

5/. VẤN: Từ nhỏ, con ngủ hay mơ, linh tinh này nọ lúc vui lúc buồn. Nhưng cứ lâu lâu là lại mơ thấy ma quỷ làm con kinh sợ, lúc trước thì sợ chứ không biết làm gì. Sau này thì thấy lúc sợ niệm Phật quá chừng trong mơ, dù cảm giác trong giấc mơ lúc đó không hết sợ nhưng ma quỷ không làm gì được con và cảm thấy yên tâm hơn.
Gần đây trước khi đi ngủ là con đi đọc kinh niệm Phật nhưng cũng vẫn cứ mơ thấy ma quỷ như thường. Con thắc mắc lắm vì con xem những clip về hạnh nguyện của các vị Phật và Bồ Tát thì được biết rằng khi niệm Phật, Bồ Tát thì ma quỷ không dám đến gần hoặc quấy rối cả trong giấc mơ ??? Vậy thì trường hợp của con là tại sao vậy ? Có một bạn chia sẻ với con là có thể do tối con đọc Chú Đại Bi mà không hồi hướng cho các oan gia trái chủ thêm nữa là con yếu bóng vía nên cứ bị lởn vỡn ám ảnh. Không biết như thế có đúng không ạ ? Vì thế gần đây, mỗi tối con có thêm phần hồi hướng cho oan gia trái chủ và cả cách Khuyên Nhủ Giải Trừ Oán Thù của Pháp sư Tịnh Không thì tạm thời trong thời gian gần đây chỉ mơ linh tinh, không thấy ma quỷ nữa? Vậy cách làm của con là đúng chưa hả Sư? Nếu là đúng liệu tự con có thể hồi hướng giải trừ oán thù của oan gia trái chủ cho cả phần ba mẹ con có được không?

ĐÁP:
Việc bạn ngũ mơ thấy ma thì không thật, vì đó là giấc mơ, ma quỹ cũng không có. Nhưng mơ cũng góp phần làm cho đời sống của Bạn trở thành tập quán, tập quán cũng đôi khi trở thành thói quen xấu, làm cho bạn thấy ma hoài! Việc của bạn mơ thấy ma trở thành thói quen rồi đó: khi có khi không khi nhiều khi ít... mơ thấy ma.
Cũng có những việc gì không là sự thực mà mơ mãi rồi cũng thành hiện thực, nhưng hiện thực của giấc mơ sẽ làm cho Bạn rất khổ tâm trí đấy.
Để hóa giải việc trên, Sư giới thiệu cho bạn mười điều lợi ích của niệm Phật dưới đây, xem như là liều thuốc quý giúp bạn vượt qua cơn mơ.

Bạn phát tâm niệm Phật sẽ được 10 điều lợi ích:
1. Ngày đêm thường được chư Thiên, đại lực thần tướng ẩn thân hộ trì.
2. Thường được Quán Âm cùng 25 đại Bồ-tát bảo hộ.
3. Người niệm Phật thường được Phật A-di-đà phóng quang nhiếp thọ.
4. Không bị các ác Dạ-xoa não hại.
5. Người niệm Phật sẽ không bị các nạn nước lửa, đao binh, gông cùm.
6. Những tội lỗi đã tạo trong vô biên kiếp đều được tiêu diệt.
7. Thường có những giấc mộng đẹp hoặc thấy Phật A-di-đà thân vàng sáng chói.
8. Tâm thường hoan hỷ, nhan sắc tươi vui, khí lực sung mãn, được các may mắn trong việc làm.
9. Thường được người đời cung kính như kính Phật vậy.
10. Lúc mạng chung, tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện tiền, được Phật cùng chư Bồ-tát tay cầm kim đài đến tiếp dẫn vãng sinh, hóa sinh hoa sen, hưởng thọ niềm vui vi diệu thù thắng.

Tiếp đến mỗi ngày trước khi ngủ, bạn cố gắng ngồi niệm 20 phút niệm danh hiệu Phật, trong lúc niệm Phật bạn quán tưởng hình ảnh Tây phương tam thánh (Di Đà, Quan Âm, Thế Chí) ở trên trước bạn – sau 20 phút đó bạn tiếp tục niệm thần chú Thất Phật diệt tội chơn ngôn 54 biến: - Ly bà ly bà đế – Cầu ha cầu ha đế – Đà ra ni đế – Ni ha ra đế – Tỳ lê nể đế – Ma ha dà đế - Chơn lăng càn đế – ta bà ha
Tiếp đến tụng 54 biến thần chú vãng sanh: - Nam mô A Di Đa bà dạ – Đa tha dà đa dạ – Đa điệt dạ tha – A di rị đô bà tỳ – A di rị đa tất đam bà tỳ – A di rị đa tỳ ca lan đế – A di rị đa tỳ ca lan đa – Dà di nị dà dà na – Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Sở dĩ Bạn niệm Phật mà vẫn thấy ma là do Bạn niệm chưa đủ chưa đúng, nếu Bạn niệm đúng và đủ sẽ không còn thấy ma nữa. Chắc chắn bạn sẽ không còn mơ thấy ma!

( sưu tầm )

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 7
Join date : 04/04/2012

https://phatphap.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết