Diễn Đàn Phật Pháp , Phật Học , Phật Tử . Phật Giáo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ý NGHĨA TỤNG kinh ĐỊA TANG và KINH A DI ĐÀ

Go down

ý NGHĨA TỤNG kinh ĐỊA TANG và KINH A DI ĐÀ  Empty ý NGHĨA TỤNG kinh ĐỊA TANG và KINH A DI ĐÀ

Bài gửi by minh đài 19/11/12, 11:10 am

Ý NGHĨA KINH ĐỊA TẠNG VÀ KINH A DI ĐÀ
Có những thắc mắc mà nhiều PHẬT tử đã đưa ra nhưng chưa có một câu trả lời nào cho thỏa đáng
1= Tại vì sao ?người chết phải tụng kinh A DI ĐÀ và KINH ĐỊA TẠNG
2= Ý nghĩa kinh ĐỊA TẠNG và KINH A DI ĐÀ là gì?
3=Tại sao?chỉ có hai loại kinh này mới là quan trọng đối với người chết ,liệu họ nghe kinh này có được vãng sanh hay không ?

Đây là những thắc mắc mà hầu hết các PHẬT TỬ thường
đưa ra hỏi ,mà hiện nay lại có những lý thuyết nói: không có thiên đàng
không có địa ngục ,không có PHẬT ,THÁNH ,TIÊN.Các PHẬT tử nghe từ kinh
đại thừa chứng đạo giống như người không học gốc chỉ học ngọn dễ bị
hoảng loạn .
Hầu như đa số PHẬT TỬ đã phân biệt tiểu thừa ,trung thừa, đại thừa nên
đã chọn đại thừa để tu mà không quán xét gốc ngọn để tu ,nên đã nhầm
lẫn cái có và cái không ,hữu và vô .
Hai thuyết lý hữu và vô người ta nhầm tưởng có hữu ắc không có vô ,có
vô không có hữu chứ thật chất hữu và vô là một không thể tách ra hai
,cũng như thể xác phải có linh hồn .
Có vật chất mới có tinh thần ,lý thuyết chấp hửu chấp vô đều nên buông
xã ,hiện nay lý thuyết không có niết bàn hay không có thiên đàng địa
ngục sẽ làm nhiều PHẬT TỬ chao đảo trong đường tu .
Nếu như không có NIẾT BÀN ,không có THIÊNG ĐÀNG ,không có PHẬT THÁNH
TIÊN ,chẳng khác gì không có linh hồn thì đâu có sự tái sanh ,không có
luân hồi thì không có nhân quả ,không lễ nghi cầu siêu,cầu an ,thì tất
cả các kinh PHỔ MÔN ,KINH A DI ĐÀ ,KINH ĐỊA TẠNG ,KINH PHÁP HOA ,KINH
DƯỢC SƯ v…v…sẽ đi về đâu ?trong khi đó kinh là nền tảng để tu học ,là
ánh sáng soi rọi cho các PHẬT TỬ .
Hôm nay đây CƯ SĨ DIỆU ĐỊNH đem một chút kiến thức nhỏ nhoi đóng góp
vào để giảng giải kinh tùy theo khả năng có gì sơ sót xin các PHẬT TỬ
xây dựng sửa chữa những khuyết điểm .
Tôi xin giảng nói ý nghĩa kinh ĐỊẠ TẠNG như câu hỏi : Tại vì sao ?người chết phải tụng kinh A DI ĐÀ và KINH ĐỊA TẠNG
Trước tiên nên ôn lại kinh báo hiếu trước,qua bài giảng của THÍCH TRÍ QUẢNG
HT.Thích Trí Quảng
Theo truyền thống, dân tộc Việt Nam thường thờ cúng ông bà tổ tiên của
mình và quan niệm rằng ông bà tổ tiên sau khi chết không mất, mà trở về
với cội nguồn, nghĩa là linh hồn từ đâu sanh ra thì chết trở về nơi đó.
Như vậy dân tộc chúng ta từ xưa đã hình dung ra hai loại hình thế giới,
thế giới âm và thế giới dương. Người sống ở thế giới dương và người chết
ở thế giới âm, mà dân gian thường nói rằng sinh ký tử quy. Vì vậy,
truyền thống của nhân dân Việt Nam là kính trọng ông bà cha mẹ đang hiện
hữu và kính trọng cả ông bà cha mẹ đã qua đời. Ðối với cha mẹ còn trên
cuộc đời, phải hết lòng hiếu dưỡng, chăm sóc; không làm như vậy là bất
hiếu. Và đối với người thân đã quá vãng, phải phụng thờ, giữ trai giới
để cầu nguyện cho vong linh trở về cội nguồn.
Nhờ tinh thần hiếu đễ như vậy, nên khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam,
người dân Việt đã tiếp thu đạo Phật một cách nhanh chóng. Ðức Phật đã
dạy rằng không có tội nào lớn hơn tội bất hiếu và không có phước nào lớn
hơn là hiếu hạnh. Có sự đồng cảm với tinh thần Phật dạy về hạnh hiếu mà
chủ yếu được ghi trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân, nhưng người dân Việt Nam
lại cảm nhận sâu sắc kinh Vu Lan Bồn hơn.
Thật vậy, như trên đã nói, nhân dân ta thấm nhuần truyền thống báo hiếu,
nên khi tiếp thu câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ trong kinh Vu Lan, đã
dễ dàng đồng cảm. Vì thế, kinh Vu Lan được phổ biến rộng rãi và thường
được tụng hơn, đặc biệt là trong mùa Vu lan.
Nương theo kinh Vu Lan mới có mùa Vu lan. Ðức Phật dạy rằng muốn cứu cha
mẹ có tội, phải nhờ thần lực của mười phương Tăng thanh tịnh; nhưng
phải tổ chức đúng mùa An cư của chư Tăng, hay đó chính là mùa Vu lan. Vì
trong mùa này, chư Tăng cấm túc an cư, tập trung tu hành, nên định lực
mạnh, mới tác động được thế giới của người chết. Trong kinh Vu Lan ghi
rõ rằng Ðức Phật đã dạy Mục Kiền Liên cúng dường những người như sau: “…
Hoặc người thọ hạ kinh hành, chẳng ham quyền quý ẩn danh lâm tòng, hoặc
người đặng lục thông tấn phát, và những hàng Duyên giác, Thanh văn,
hoặc chư Bồ tát mười phương, hiện hình làm sãi ở gần chúng sanh, đều trì
giới rất thanh rất tịnh, đạo đức dày chánh định chơn tâm…”.
Ðó chính là những người chân tu để ngài Mục Kiền Liên hay chúng ta cúng
dường. Chính những người tu hành phải đạt được trình độ tu chứng như vậy
thì việc cầu nguyện mới có hiệu quả. Và nhất là phải đúng mùa tu, tức
mùa An cư hay mùa Vu lan, mới có được sự tu chứng này. Vì ngày thường,
chư Tăng phải lo nhiều Phật sự khác, khó tập trung cao, khó có định lực
mạnh để cảm hóa linh hồn của người đã khuất.
Ngoài ra, nhớ nghĩ đến những vong hồn không may mắn, người ta thường tổ
chức cầu siêụ. Nhất là nước Việt Nam chúng ta thường bị các nước khác
xâm chiếm và cai trị khắc nghiệt. Vì thế, có nhiều người phải chết trong
uất hận, được gọi là cửu hoạnh theo kinh Dược Sư. Người tu theo đạo
Phật cũng trang trải tình thương đối với những người không may mắn phải
chết vì chiến tranh, vì thiên tai, vì tai nạn xe cộ, v.v… Từ đó mà có
thêm việc cúng chẩn tế cô hồn từ ngày 15 đến 30 tháng 7. Ngày 30 tháng 7
cũng chính là ngày vía Ðức Ðịa Tạng, một vị Bồ tát có nguyện lớn là
thường vào địa ngục để cứu chúng sanh ra khỏi cảnh giới khổ đau cùng cực
ấy.
Thấm nhuần tinh thần từ bi của Phật giáo, hướng đến những linh hồn không
may mắn, người dân Việt Nam thường tổ chức đàn chẩn tế cô hồn. Người ta
tin tưởng rằng trong ngày lễ này, nương nhờ thần lực gia trì của chư
Tăng thanh tịnh, linh hồn của những người chết vất vưỡng ngoài đường,
hay những linh hồn từ địa ngục mới thoát ra, nói chung là các loài cô
hồn hoạnh tử đều được hết khổ, được no đủ, được an vui.
Mùa Vu lan, chúng ta báo hiếu theo tinh thần Phật dạy, cầu nguyện cho
cửu huyền thất tổ, cha mẹ hiện tiền hay đã khuất bóng, cũng cầu cho
những oan hồn bất hạnh. Ðương nhiên chúng ta phải nhớ đến những người
đang gánh chịu mảnh đời rất nhiều cơ cực, khó khăn.
Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử mở đàn chẩn tế cầu siêu cho người quá vãng
thì cũng cần giúp đỡ đồng bào nghèo khổ, kém may mắn trên mọi miền đất
nước. Làm được như vậy mới thể hiện trọn vẹn sự báo hiếu của hàng đệ tử
Phật hiện hữu trên thế gian này chỉ nhằm mang đến an vui, lợi lạc cho
mọi người

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

ý NGHĨA TỤNG kinh ĐỊA TANG và KINH A DI ĐÀ  Empty Re: ý NGHĨA TỤNG kinh ĐỊA TANG và KINH A DI ĐÀ

Bài gửi by minh đài 19/11/12, 11:29 am

một số nhân chứng về thiên đàng và địa ngục ,vậy
kinh ĐỊA TANG có liên quang gì đối với người chết ,Người đã mất cũng như
người còn sống,không phải ai cũng nghe ,ai cũng muốn ra đi từ bỏ những
cái gì mà họ cho đó thuộc của mình ,lòng ích kỷ ,tham ,sân si vẫn còn
tồn đọng thì thần thức của họ vẫn bị trói buộc trong cảnh trần gian ,nhà
cửa vật chất ,thù oán ,yêu thương ,nợ nần v…v…
Sự luân hồi tái sanh cũng vì sự ràng buộc này ,tất cả đau khổ ,trói
buộc lẫn nhau từ thọ uẩn từ nhiều kiếp ,người còn sống lẫn người đã chết
cũng hay trói buộc nhau bằng tình cảm ,bằng vật chất như tiền tài
,người nào nặng về sắc thế gian nhiều thì khi chết ,phải từ bỏ thân xác
hiện có sẽ đau khổ nhiều ,tự nhiên trong một đêm mất đi thân xác dựa của
mình ,họ không thể ăn uống vui chơi ,ham muốn những thứ dục vọng như
khi còn thân xác ,sự đau khổ đó gọi là cảnh ĐỊA NGỤC .
Ngay hiện tại lòng ham muốn ,tham,sân,si cũng đã làm cho mình điên đảo
,phiền muộn loạn TÂM mất đi người thân ,hay mất đi một cái gì mà mình
yêu thương cũng đã làm cho mình chao đảo ,khi con người bị chao đảo thì
thường tìm sự an ủi ,1=là đến tìm bạn bè để chia sẻ ,2=tìm người an ủi
,3= đi nghe nhạc nói chung đi tìm cái gì đó để giải tỏa được sự đau khổ
của mình ,thậm chí la ,đánh đập ,v…v….
Khi chưa thỏa được lòng u uất đau khổ họ muốn có lời khuyên nào đó để
an lòng ,kinh kệ vốn là để đọc hiểu biết nâng sự thông hiểu lên để không
bám chấp những cảnh của tầng giới thấp ,của phàm tâm ,là sự ích kỷ nhỏ
nhoi của mình ,giống như từ hồi giờ mình cứ nhốt mình ham muốn những
thứ nhỏ nhặt hôm nay nhờ những chỉ dẫn mình lại tìm con đường sáng hơn
,nhìn thấy được bản TÂM ích kỷ của mình,vươn lên một cảnh giới cao hơn
,chứ không ai cứu mình bằng cái hiểu biết tự mình vươn lên .
Vậy kinh ĐỊA TẠNG ý nghĩa ra sao?
Chữ ĐỊA = là đất ,vậy mình quang sát xem trên mặt đất bao gồm những gì
?sống trên đất là cây lớn ,cây nhỏ ,cây hiền ,cây thuốc độc v…v…đủ loại
,đủ thành phần khác nhau ,bao trùm tất cả ,
Chữ TẠNG=nghĩa là ẩn tàng ,vậy kinh địa tạng là= nói về TÂM ,Tâm của
chúng sanh là TÂM ẩn tàng đủ các loại khác nhau ,ác ,độc ,hiền,lành ,tâm
ma tâm quỷ quyệt v…v…
Vì vậy có câu :dò sông dò biển dễ dò ,có ai đem thước mà đo được lòng
,Tâm là nơi có thể đắc thành chánh quả hay thành ma thành quỷ ,là nơi
khó đoán nhứt .
Vậy vì sao ĐỊA TẠNG phải có dạ MINH CHÂU ,đó là trí tuệ đó chỉ có trí
tuệ MINH CHÂU mới soi được TÂM ,tu như thế nào mà đạt được trí tuệ mới
thấy được TÂM ,lúc đó mới thấy được tâm chúng sanh ,TÂM của mình .
Cây tích trượng trong tay ngài ĐỊA TẠNG là gậy như ý ,tự trí tuệ phát
sanh ra ,nhờ vào trí tuệ mà có cây trượng như ý phá ngục cứu TAM ĐỒ khổ .
Vậy kinh ĐỊA TẠNG là kinh để rọi lại TÂM ,thấy bản chất của TÂM ,khi
mình đọc kinh ĐỊA TẠNG là như đang đọc lại tội mà chúng sanh thường hay
mắc ,nhắc nhở lương TÂM ,soi lại TÂM của mình ,người đã chết họ nghe lại
những tội lỗi ,những cảnh mà họ từng trãi qua để ăn năng sám hối ,
Không riêng gì người sống ,lẫn người đã chết đồng cùng soi lại ,điểm
lại TÂM của mình và tu lên những bước tu tiến triển cao hơn .
Trong đoạn bài nói về TÂM tôi có nói :
TÂM PHÀM -TÂM PHẬT
-Khi những ý nghỉ đầu tiên từ cảnh trần tác động ,ta luôn nghỉ mà sanh
vọng tưởng ,phân tích sanh ra nhiễm yêu thích ,nếu ko được thì hận ,oán
ghét ,sân si, đau khổ ,u buồn lòng luôn có ý trả thù ,gây phiền não ,ko
một ngày an vui .
-Khi TÂM phàm luôn ăn sâu từ đời này qua đời khác ,như người ghiền khó
thay đổi ,TÂM tham luôn toan tính hơn thiệt ,từ trong mọi mặt đều có sự
toan tính ,TÂM SÂN ganh ghét kẻ hơn mình ,si mê ngu muội tham đắm chuyện
trần gian gây nên tội, lỗi đó là Tâm phàm phu ,còn Tâm phật biết xã
đoạn những gì cảnh trần tác động và ko chấp vào nó để bình thản thanh
tịnh ko rối ,ko loạn tâm ,tâm chư phật và bồ tát biết tâm vô thường của
thế gian ,tâm dễ thay đổi của thế gian nên ko say đắm ,ko lầm mê muội
luôn cao thượng xã đoạn ,ko hơn thua ,cảnh giả tạm đó là tâm của chư
phật và chư bồ tát như trong .
TÂM có thể biến đổi tuỳ theo hoàng cảnh tác động , qua thức ,nó cũng phụ
thuộc một phần do bản tánh lâu đời của mình mà thay đổi ,
LINH HỒN
TÂM cũng là linh hồn là sự nhận biết , ý thức , là trung tâm điều khiển
toàn bộ mọi biến chuyển , hành vi ,thân xác ,tạo tác ác hay thiện ,vậy
linh hồn ở đâu ?
Hể mình nhìn vào đâu ,là linh hồn mình đang hướng ở đó ,ta nghỉ ở đâu
linh hồn ở hướng đó ,ý của mình chuyển vào điểm nào là linh hồn cũng
chuyển ,linh là biết ,hồn là động,sự nhận biết và chuyển động gọi là
linh hồn .Xác thân mình mà ko có linh hồn ,ko có tâm ,thì coi như cái
xác di động ko có điều khiển ,linh hồn là chủ toàn bộ từ ý , thức ,và
mọi thức của lục căn ,
Muốn cho linh hồn ko bị chết , mình phải học , phải tìm tòi ,tìm hiểu ,
nếu nhìn vào lỗ kim thì linh hồn bó nhỏ như lỗ kim , nhìn vào vũ trụ
linh hồn sẽ rộng mở như vũ trụ ,tuỳ theo cái nhìn mà linh hồn nhận biết
về hướng đó .
Chỉ tu an định ,thì linh hồn mới hội tụ ,an tịnh tâm ,và thống nhất được
ý thân khẩu ,và điều khiển đươc cái tâm ko bị vọng động của thế gian
,mới là chơn tâm
TÂM của mỗi người mỗi khác ,kẻ hiền thì có tâm hiền ,kẻ ác có tâm ác ,kẻ
dữ có tâm dữ tuỳ theo tâm người mà biến chuyển ,muốn trở thành đắc đạo
tu tâm là rất cần thiết vì tâm chính là cốt lõi thành phật ,thành giác
chơn .
Tâm sanh là do thọ 5 uẩn tác động của trần cảnh mà sanh ra những TÂM
khác nhau ,muốn tu TÂM phải tu khẩu ,tu ý tu thân ,làm chủ được THÂN
,KHẨU Ý ,là làm chủ được TÂM của mình

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

ý NGHĨA TỤNG kinh ĐỊA TANG và KINH A DI ĐÀ  Empty Re: ý NGHĨA TỤNG kinh ĐỊA TANG và KINH A DI ĐÀ

Bài gửi by minh đài 19/11/12, 11:32 am

Trong bài thiên đàng địa ngục ,tôi có nóiý NGHĨA TỤNG kinh ĐỊA TANG và KINH A DI ĐÀ  BiggrinƯƠNG
GIAN ĐỊA NGỤC đồng nhất lý ,khi còn nhân gian mình tu mà tạo được cảnh
giới nào ,đạt được cảnh giới nào thì khi viên mãn mình sẽ vào cảnh giới
đó ,và được ở trong cảnh giới đó .Trong đó tôi cũng nói rõ ràng trần
cảnh có tam cỏi thì âm giới cũng có tam cỏi tương đồng hữu hình và vô
hình đều giống nhau .
Trong kinh ĐỊA TẠNG tổng cộng là 13 phẩm ,mỗi phẩm đều có sự ca ngợi
huyền diệu của đức PHẬT ,Tất cả kinh đều là do trí tuệ của người khéo
dùng phương tiện độ chúng sanh ,kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA ,KINH ĐỊA TẠNG
,KINH A DI ĐÀ ,KINH SÁM HỐI THỦY SÁM V…V…đều là kinh dùng phương tiện độ
chúng sanh ,trong kinh ĐỊA TẠNG có đoạn viết .
4-Không luận là trai hay gái ,MƯỜNG,MÁN,MỌI RỢ,già
trẻ ,sang hèn ,hoặc là RỒNG ,là Trời ,hoặc là Thần,là QUỶ,hễ gây tội ác
theo đó mà cảm lấy ,tất cả đều đồng chịu khổ .


Mọi tội lỗi do cố ý hay vô tình ,nặng nhẹ tùy duyên mà tự có nhân quả
chuyển ,và mình cứ tự nhiên thọ lãnh những gì do chính mình đã tạo nên
,những đau khổ do nghiệp lực của mình mà thọ lảnh xoay vòng .
Tất cả những đau khổ ,những phiền não đều là bịnh tham chấp ,vô minh
,lòng ham muốn trói buộc ,người mất đi không còn thân xác nhưng thần
thức của họ vẫn biết ,họ vẫn làm những gì mà họ cho rằng có lợi cho mình
mà thôi .
Người còn sống tu và tịnh độ ,thanh tịnh cũng sẽ giúp cho người thân
đã mất chiêu cảm ,cũng nương tu lên một cảnh giới an lành ,vì vậy kinh
không phải vãng sanh cho người chết ,mà còn là phương tiện để người sống
tu ,có nhiều cách để tu để nâng lên cảnh giới cao ,nhiều pháp môn để
hành trì đều là phương cách vãng sanh cho người đã mất ,nên tu đọc kinh
hay hành trì đừng nghỉ đây là kinh tiểu thừa hay trung thừa hoặc đại
thừa vì tất cả chỉ là phương tiện trên những bước tu tập mà thôi .
Mong sao tất cả PHẬT TỬ hiểu và tu cho thật tin tấn

Dạ =là chiếu ,MINH =là rõ ràng,cũng là sáng ,châu là ngọc,DẠ MINH CHÂU
là một viên ngọc tự nhiên phát sáng ,không phải do tác động từ vật nào
cả ,Tâm của chúng sanh là TÂM tạp nhiễm,được ví như ĐẤT =ĐỊA ,người đời
thường gọi chung là TÂM ĐỊA ,trong đất được trùm bao bọc vạn thứ ,của
quý như vàng ,ngọc ,sáng ,tối ,muôn màu ,khi nó bị che bụi đất thì kim
cương ,hay ngọc đều bị che khuất ô uế không phát sáng được ,khi mình
khai thác được ngọc rồi thì phải mài dũa lọc trong sạch sẽ thì kim cương
ngọc quý đều sáng ,đều có giá trị .
GIỐNG như người TU ,TU= nghĩa là luyện là sửa ,mài và sửa cho cái TÂM
trong sáng như hạt ngọc ,như DẠ MINH CHÂU ,tự phát sáng tỏa ra chiếu ánh
từ bi ,có lợi ích cho chúng sanh .
Người không tu tham mê chấp cũng giống như hạt ngọc bị chôn vùi che
lấp đất bụi bám không phát ra được ánh sáng vậy ,ai cũng có hạt ngọc quý
đó là TÂM nhưng quá vô minh nên cứ phải chịu tăm tối mù mịt mãi trong
luân hồi là như vậy


Một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục và trẻ con yểu tử.
Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương
xa. Đó là vị Bồ Tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy
nằm giữa hai mắt, sa. ūrṇā) trên trán, một trong ba mươi hai tướng tốt
của một vị Phật. Địa Tạng hay cầm Như ý châu (sa. cintāmaṇi) và Tích
trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong
Lục đạo (sáu đường tái sinh).

Tại Trung Quốc và các nước Đông nam Á, Địa Tạng được xem là một trong
bốn vị Đại Bồ Tát (ba vị khác là Quán Thế Âm, Văn-thù-sư-lợi và Phổ
Hiền) chuyên cứu độ những người bị sa vào địa ngục. Trú xứ của Bồ Tát là
Cửu Hoa sơn (xem Tứ đại danh sơn) và tương truyền rằng, Địa Tạng đã
thật sự hiện thân tại đây vào đời Đường dưới dạng một hoàng tử xứ Triều
Tiên. Sau khi chết, nhục thân của vị hoàng tử này không tan rữa và người
ta đã xây dựng một ngôi tháp để thờ vị này, một bảo tháp mà ngày nay
vẫn còn.

Trước đây vô lượng kiếp, Địa Tạng là một Bà-la-môn và đã thệ nguyện
trước một vị Phật thời đó là sẽ quyết tâm tu luyện đạt Phật quả, nhưng
sẽ khước từ Phật quả này khi chưa cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi
Luân hồi. Trong một tiền kiếp, Bồ Tát là một cô bé có một bà mẹ thường
hay sát sinh để kiếm sống. Sau khi mẹ qua đời, cô bé này ngồi thiền mãi
cho đến khi nghe một giọng nói, khuyên cô nên niệm danh đức Phật. Sau
đó, cô nhập định, xuống ngay đến cửa địa ngục. Nơi đây, cô được cho biết
rằng, chính vì công phu thiền định và niệm Phật mà cô đã cứu mẹ thoát
khỏi địa ngục.

Nhờ thần thông, Địa Tạng Bồ Tát có thể biến hóa thành nhiều dạng để cứu
chúng sinh trong lục độ. Trong một buổi lễ long trọng, thường là ngày
thứ 100 sau khi chết, các thân nhân thường thắp hương làm lễ cầu xin Bồ
Tát hướng dẫn người chết đến cõi Cực lạc của Phật A-di-đà (sa.
amitābha). Sau đó, một trong những thân nhân sẽ niệm một câu thần chú để
gọi người chết trở về nghe chính pháp. Lễ này được chấm dứt với sự niệm
danh Phật A-di-đà và Bồ Tát Địa Tạng một lần nữa.

Địa Tạng cũng là một danh hiệu khác của Thiền sư La-hán Quế Sâm vì
trước khi dời về viện La-hán, Sư trụ trì thiền viện Địa Tạng.

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

ý NGHĨA TỤNG kinh ĐỊA TANG và KINH A DI ĐÀ  Empty Re: ý NGHĨA TỤNG kinh ĐỊA TANG và KINH A DI ĐÀ

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết