Diễn Đàn Phật Pháp , Phật Học , Phật Tử . Phật Giáo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Pháp Đốn Ngộ

Go down

Pháp Đốn Ngộ Empty Pháp Đốn Ngộ

Bài gửi by QuynhNga 08/04/12, 11:24 pm

Sư nói :

Các người trước ngưng các duyên, thôi nghĩ muôn việc, thiện và bất thiện
thế gian và xuất thế gian, tất cả các pháp chớ ghi nhớ, chớ duyên niệm
buông bỏ thân tâm khiến cho tự tại, tâm như gỗ đá chẳng còn phân biệt,
tâm vô sở hành. Tâm địa nếu không thì huệ nhựt tự hiển, như đám mây tan
thì mặt trời hiện ra. Hễ ngưng nghỉ tất cả phan duyên những hình thức
tham sân, ái thủ, cầu tịnh đều sạch đối với ngũ dục, bát phong chẳng bị
lay động, chẳng bị kiến văn giác tri trói buộc, chẳng bị các cảnh xấu
đẹp mê hoặc, tự nhiên đầy đủ thần thông diệu dụng, ấy là người giải
thoát. Đối với tất cả cảnh giới, tâm chẳng tịnh chẳng loạn, chẳng nhiếp
chẳng tán, thấu qua tất cả thanh sắc, chẳng có trệ ngại gọi là đạo nhân.

Thiện ác thị phi đều chẳng tác ý, cũng chẳng mến một pháp, cũng chẳng bỏ
một pháp, gọi là người đại thừa. Chẳng bị tất cả thiện ác, không hữu,
cấu tịnh, hữu vi vô vi, thế gian xuất thế gian, phước đức trí huệ ràng
buộc, gọi là Phật huệ. Thị phi tốt xấu, đúng lý sai lý, các tri kiến
tình thức đều sạch hết, chẳng có trói buộc, chẳng có giải thoát, nơi nơi
tự tại, gọi là bồ tát mới phát tâm liền lên địa vị Phật.

Hỏi :

Đối với tất cả cảnh giới làm sao được “tâm như gỗ đá đi”?

Sư nói :

Tất cả các pháp vốn chẳng tự nói không, chẳng tự nói sắc, cũng chẳng tự
nói thị phi, cấu tịnh, cũng không có tâm trói buộc người, chỉ vì người
tự hư vọng, tính toán, chấp trước, bày đặt đủ thứ lý lẽ, sanh khởi đủ
thứ tri kiến, móng lên đủ thứ yêu ghét. Hễ rõ các pháp vốn chẳng tự
sanh, đều do một niệm vọng tưởng của mình điên đảo chấp tướng mà có, nếu
biết tâm với cảnh vốn chẳng đến với nhau thì ngay đó giải thoát, mỗi
mỗi các pháp ngay đó tịch diệt, ngay đó là đạo tràng.

Lại, cái bản tánh sẵn có ấy vốn chẳng tên gọi, bổn lai chẳng phải phàm,
chẳng phải thánh, chẳng phải cấu tịnh, chẳng phải không hữu, chẳng phải
thiện ác…, hễ có tâm phân biệt thì với các “nhiễm pháp” tương ưng, gọi
là hàng nhị thừa và trời, người; nếu không phân biệt cấu tịnh, chẳng trụ
trói buộc, chẳng trụ giải thoát, không có tất cả tâm lượng hữu vi vô
vi, thì ở nơi sanh tử, tâm được tự tại.
Tự tánh bất nhị vốn chẳng hòa hợp với các vọng như hư huyễn trần lao,
ngũ uẩn, thập bát giới, sanh tử…, vốn độc lập không có chỗ dựa, tất cả
chẳng dính mắc, đi ở vô ngại, vãng lai sanh tử giống như cửa mở.

Người học đạo nếu gặp mỗi mỗi khổ vui, các việc vừa ý hay chẳng vừa ý,
tâm vô sở trụ, chẳng nghĩ danh vọng, lợi dưỡng, ăn mặc, chẳng ham công
đức lợi ích, chẳng bị các pháp thế gian trệ ngại, không yêu không ghét,
khổ vui bằng nhau, áo vá che thân, cơm hẩm qua ngày, ngơ ngơ như ngu như
điếc, đối với tự tánh mới có ít phần tương ưng. Nếu nơi ở tâm rộng học
tri giải cầu phước cầu trí, đều là sanh tử, đếu là vô ích. Lại bị ngoại
cảnh tri giải lôi kéo, trôi nổi đi vào trong biển sanh tử. Phật là người
vô cầu, cầu tức là trái. Lý là lý vô cầu, cầu tức là mất. Nếu chấp
trước vô cầu, lại đồng nơi có cầu, nếu chấp trước vô vi, lại đồng nơi
hữu vi. Nên kinh nói : “Chẳng chấp pháp, chẳng chấp phi pháp, chẳng chấp
phi phi pháp”. Cũng nói :”Như Lai sở đắc pháp, pháp này vô thực vô hư”.
Hễ được nhất tâm bất sanh, giống như gỗ đá, chẳng bị ngũ dục, bát phong
cuốn trôi, thì cái nhân sanh tử được dứt, được đi ở tự do, chẳng bị tất
cả nhân quả hữu vi trói buộc. Sau khi ngộ rồi thì dùng cái nhân vô trói
buộc đó để làm lợi ích chúng sanh, dùng cái tâm vô chấp trước đó để ứng
cơ tiếp vật, dùng cái trí huệ vô ngại đó để mở trói cho tất cả, cũng
gọi là tùy bệnh cho thuốc.



BÁ TRƯỢNG NGỮ LỤC

QuynhNga

Tổng số bài gửi : 8
- + Điểm Đạo Hạnh : 2
Join date : 08/04/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết