Diễn Đàn Phật Pháp , Phật Học , Phật Tử . Phật Giáo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

PHẬT TỬ VẤN ĐÁP

Go down

PHẬT TỬ VẤN ĐÁP Empty PHẬT TỬ VẤN ĐÁP

Bài gửi by Admin 09/11/12, 10:15 am



CÂU SỐ 1: Con là một Phật tử mới bước chân vào cửa Phật. Buổi tối con hay niệm Phật và tụng kinh Phổ Môn hoặc không thì trì chú đại bi. Thật sự con cũng rất cố gắng để được nhất tâm nhưng tâm con lúc nào cũng loạn động không ngừng nghĩ, đủ thứ sân si phiền não nổi lên. Nhiều khi con chán ghét tâm mình nên đứng dậy thiền hành rồi ngồi xuống trở lại nhưng cũng chẳng được bao lâu thì loạn động nổi lên. Xin Sư chỉ cho con cách nào để tâm bớt loạn động khi con niệm Phật hay niệm chú ạ?
ĐÁP: Tu hành là việc trăm năm nghìn năm, mỗi ngày cần phải trau giồi nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, bằng cách giãm thiểu những sự liên quan vật chất lẫn tinh thần những thứ không cần thiết trong đời sống hiện thực.
Do sự tiến hóa của khoa học và con người, nên cuộc sống hiện tại luôn là phức tạp, phức tạp đến độ chúng ta không kiểm soát, hạn chế được, làm cho sự sống con người bị chi phối bởi lực đẩy của thời gian và không gian, ngày càng yếu đi tâm lực thể lực, giảm tuổi thọ hơn bao giờ hết, ví dụ như: vật dụng hằng ngày, tivi, phim ảnh, máy giặt, bàn ủi, vật dụng điện tử, nước uống, lương thực, thực phẩm, khói thuốc, nhà máy, xe, tàu, máy nổ, các nhu yếu phẩm xa xí... những thứ ấy không bao giờ không có bên ta, có nó thì ta thấy mạnh mẽ, sung túc; không có nó thì ta thấy yếu, thấy nghèo 60% cuộc sống. Nhìn chung những phương tiện mà khoa học phục vụ cho đời sống, là con dao hai lưỡi: một mặt nó phục vụ, một mặt nó làm cho ta bị đẩy lùi vào dĩ vãng một cách không thương tiếc, tức là thọ yểu, dẫn đến chết non. Đấy là một tổn hại lớn với muôn loài trong đó có loài người trên hành tinh trái đất.
Những sự hổ tương bằng tinh thần hay vật chất làm cho chúng ta sung mãn, nhưng chúng ta không đủ sức chứa "sự sung mãn" đó nên căng thẳng, bức ngặt, sân si cáo ghét... nếu có vui cũng là vui trong căng thẳng, nhìn cuộc đời trong muôn lối nghĩ suy: hơn thua, phải quấy, tốt xấu, loạn động dấy sanh, chúng ta không còn kiểm soát được những hành vi và không ngăn chận những dục vọng phiền não nổi lên, nhận khách làm chủ, lấy chủ làm khách, loạn động điên cuồng, hằng niệm, hằng giờ các mối phiền não luôn chồng chất lên nhau cao vút tợ núi tu di.
Theo kinh nghiệm tu hành của Sư, những lúc xảy ra động loạn như thế, tụng kinh, niệm Phật, trì chú lại càng thêm căng thẳng, cần phải đình chỉ các đối tác trừ khử nhau, diệt nhau, sẽ làm giảm thiểu động loạn, dẫn đến chấm dứt động loạn.
Phật tử phát nguyện tu hành, tức là muốn "trở lại" với vị trí chân nguyên, tự thuở ban đầu không có phiền não đối tác.
"Trở lại" là tìm về "chân như thực tướng, thực tướng của các pháp".
Khi thực tập tu hành cần quán chiếu: "các pháp vốn không tự tánh" những loạn động, cáo ghét, sân si, căng thẳng, ái dục tự nó không có, do chiêu cảm đủ duyên thì đến, không chiêu cảm đủ duyên thì không xuất hiện, quán chiếu như thế lâu dần, thuần thục, tâm thể nhẹ nhàng, các chi mạt vô minh phiền não (loạn động) hiện tiền lần lượt không phát sanh, đấy là hành trình tu tập: "trở về với chân như thực tướng".
Quá trình tu tập cần có sự trợ duyên của bậc thiện tri thức, tự tin và các trợ đạo pháp, như: lánh xa các việc ác, thực hiện các việc thiện, giảm thiểu những vật chất đang sử dụng, giúp cho thân tâm được rỗi rãnh, đấy cũng là dụng công thiền hành, thiền quán, niệm Phật, niệm chú... cho đến khi không còn loạn động thì Phật tử muốn phát nguyện tụng kinh chú, thiền hành bao nhiêu cũng được.


CÂU SỐ 2: Gia đình con không ai tu tập theo Phật pháp mà chỉ tu theo đạo thờ cúng ông bà. Từ nhỏ con đã thích ăn chay và lớn lên khi vô tình biết đến Phật pháp, lòng thương cảm đến các loài động vật trong con trổi dậy và con lại muốn ăn chay. Tuy nhiên, gia đình con phản đối kịch liệt và thậm chí không cho con được mang ảnh Phật về thờ cúng trong nhà. Ba con lại rất thích sát sanh và khi biết con ăn chay thì thường la mắng, quát nạt con. Do đó, mỗi lần con ăn chay đều phải ăn lén lút. Có đôi lần con có dùng lời Phật pháp giảng cho gia đình hiểu về nhân quả, lợi ích của việc ăn chay nhưng không mấy ai nghe con. Mỗi khi con nói thì mọi người trở nên giận giữ và bảo con có những suy nghĩ không bình thường. Con thật sự rất đau khổ khi muốn khuyến hóa gia đình mình tu hành và để ba con bớt nghiệp sát sinh. Xin Sư chỉ cho con cách nào tốt nhất để con có thể khuyến hóa cho gia đình con được tu hành và để con tròn đạo hiếu theo lời Phật dạy?
ĐÁP: Bố chưa tin Phật, còn làm ác, nhưng sanh con biết tu hành, như vậy gia đình của Phật tử vốn cũng có căn lành đấy, lý do vì có căn lành Phật pháp nên sanh con biết ăn chay, niệm Phật, nhưng chưa đủ yếu tố nhân duyên Phật pháp để kết thành duyên tu Phật mà thôi.
Đạo Phật là Đạo giác ngộ, khi chúng sanh chưa giác ngộ, chưa đủ nhân duyên Phật pháp, không nên khuyến giải, vì khuyến giải là đối tác nghịch chiều làm cho các vị ấy càng ngày càng xa Phật pháp. Vã lại, lời giải của Phật tử chưa đủ sức thu hút tha nhân, chưa đủ lực làm cho mọi người tin Phật.
Tuy nhiên, những người chưa có niềm tin Phật, hay giận giữ và ham thích sát sanh đó, nếu mai kia mốt nọ họ có đủ cơ duyên tu học Phật pháp, họ sẽ tu hành và mau đắc quả thành công hơn mọi người đó các bạn.

CÂU SỐ 3: Con rất thích niệm Phật và thường chia thời khóa mỗi ngày niệm Phật vào buổi tối vì cuộc sống mưu sinh quá bận rộn. Tuy nhiên, mỗi khi con ngồi niệm Phật chừng 10 phút thì con cảm thấy buồn ngủ, tâm rất loạn động, người nóng lên không an. Bạn con bảo đó là do bị trạo cử, hôn trầm. Vậy trạo cử là gì, hôn trầm là gì? Làm cách nào để con không bị trạo cử và hôn trầm khi niệm Phật?
ĐÁP: Niệm Phật, phải phát nguyện, kết khóa tinh chuyên, khuôn thước thời dụng biểu cho các việc: việc nhà, bản thân, việc cơ quan, việc xã hội...
* Phát nguyện: Phật tử thấm nhuần giáo lý Tịnh độ, cần phát nguyện niệm Phật, phát nguyện tinh chuyên cho đến khi thành Phật vẫn còn niệm; phát nguyện niệm Phật phải kiên quyết, dù cho có một vị Phật ở phương khác đến, khuyên không niệm Phật mới thành Phật, thì Phật tử vẫn đáp: "...con đã lỡ phát nguyện niệm Phật A Di Đà, nên không thể theo Phật về chỗ không niệm Phật A Di Đà được...".
* Kết khóa: mỗi năm có 4 quý, quý 01 và quý 4 nhiều công việc, gia duyên bận buộc, khó kết khóa.
Ở quý 02 và 03 tuy cùng trong năm, nhưng công việc ít hơn, Phật tử nên kết khóa vào thời điểm nầy, có khi kết khóa niệm 01 tuần lễ, kết khóa niệm 21 ngày, kết khóa niệm 49 ngày, kết khóa niệm 100 ngày...
Khi kết khóa cần mời bạn bè đến dự khai khóa niệm, để có sự trợ giúp suốt khóa tu.
Nghi thức đơn giản: Trang nghiêm áo tràng - Dâng hương cúng nước - Lễ bái – tụng bài khen Phật – Đọc bài A Di Đà Phật thân kim sắc... Tướng hảo quang minh vô đẳng luân... Bạch hào... Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại từ Đại bi tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật – liên tiếp niệm Phật thời gian ít nhất 15 phút, nhiều nhất 20 phút, tiếp niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát, Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát, Nam mô Thanh tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát – Tiếp niệm Hồi hướng – Tự Quy Y. Mỗi ngày 4 thời hay 6 thời tu trong quá trình kết khóa.
Trường hợp khóa tu hằng đêm ở tại gia: Nghi thức như trên, nhưng mỗi đêm chỉ một thời tu là đủ; không nên làm quá thời gian quy định, vì niệm lâu giờ sẽ bị ma tê chân, ma hôn trầm (tâm trí không sáng suốt tự tin), ma trạo cử (xao xuyến nghĩ suy), ma ngủ gục, ma muỗi xâm nhập; hoặc lâu ngày không tiêu hóa, trở thành sẽ quá tải, sanh các bệnh sợ sệt, lười biếng, giải đãi, bỏ cuộc...
Với quy cách niệm Phật như trên, không bao giờ có ma trạo cử, hôn trầm xâm nhập. Trường hợp, trong khi niệm Phật bị ma trạo cử, hôn trầm nói chung các ma xâm nhập, Phật tử quỳ lên lạy Phật, nghỉ ngơi...

CÂU SỐ 4: Con biết đến con đường tu tập cũng được hơn 10 năm thông qua bà của con. Ngày bà còn sống, bà thường hay dẫn con đến chùa tụng kinh niệm Phật với bà, còn gia đình không mấy ai biết việc tu tập là gì dù trong nhà có thờ Phật. Cách đây chừng hơn một năm, mỗi khi con tụng kinh hay niệm chú thì con thường bị bóng đè, người rất hoãn loạn. Thường mỗi khi đứng trước bàn thờ Phật là con bị bóng đè, chúng làm con phải la hét, mệt mỏi, không thở ra được, còn gia đình thì tưởng con bị bệnh ma nhập. Con đã đi đến rất nhiều chùa chữa bệnh và nhờ các quý sư thầy, sư cô chú nguyện nhưng không khỏi, có thời gian bớt thì sau đó lại trở lại. Con không biết tại sao mình lại như vậy? Vậy tại sao con bị bóng đè? Cảnh giới vô hình này đến từ đâu và làm cách nào để con không bị bóng đè nữa? Con xin thành thật cảm ơn Sư rất nhiều.
ĐÁP: Thường thì người tu Phật không tin có linh hồn tồn tại sau khi bỏ xác thân, vì sau khi chết, tứ đại (sắc) hoàn trả tứ đại, thọ, tưởng, hành, thức (tâm) hoàn trả hư không, thì còn gì mà có hình ma bóng uế, có ma có bóng nào đâu? Có chăng là do thức tâm suy viễn mãi, hoặc nghe người khác nói lại rồi cứ mơ tưởng bao nhiêu đó, tưởng tượng thành hiện thực, khổ thay! khổ thay!
Người đời cứ tưởng tượng "Bóng đè" hay "ma đè" là hiện thực, thực ra thì hiện tượng đó là do các mạch máu bị tắc nghẽn trong lúc ngủ do não không hoạt động hết các chức năng điều khiển các cơ quan mạch máu như lúc bình thường. Khi thức dậy đột ngột, bộ não chưa thực hiện các chức năng kịp thời nên gây ra hiện tượng tê liệt tứ chi. Đây thuộc về cơ địa nên không có ảnh hưởng gì nếu bạn không đi thầy cúng và suy nghĩ quá nhiều về nó. Một số trường hợp là do nhiễm phải khí mêtan nhẹ nên gây ảo giác nhất thời, trường hợp này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cần tìm ra nguyên nhân xem là do nhiễm mêtan hay do cơ địa thì mới khẳng định là có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.
Bác sĩ Bế Thị Hiển, Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần Việt Nam cho biết: hiện tượng bóng đè không phải là một bệnh, lại càng không liên quan đến vấn đề mê tín như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đây thực chất là một dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), nguyên nhân chủ yếu là căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc. Những yếu tố tâm lý này kích thích lên vỏ não, gây ra hiện tượng bóng đè. Bác sĩ Hiển cũng cho biết, cũng có khi bóng đè là dấu hiệu của một số bệnh tim mạch, nhưng những trường hợp này chiếm rất ít.
Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ, hoặc người khỏe nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Những người hay sử dụng bia rượu, chất kích thích cũng dễ bị bóng đè hơn.
Phương pháp duy nhất và hiệu quả là nằm yên và hít thở điều trong khoảng 30 giây đến 1 phút hoặc hơn nếu thấy cần. Hít thở theo phương pháp hít bằng mũi và thở bằng miệng, hai hàm răng đặt sát vào nhau khi hít vào, hít vào sâu chậm và thở ra thật chậm.
Đừng xem đây là hiện tượng tâm linh nếu không bạn sẽ tốn tiền với đám thầy cúng đấy.
Từ ngữ "bóng đè, ma đè" không có trong Đạo Phật, cũng không phải là cảnh giới vô hình nào cả. Ở miền quê Việt Nam, thường sản sinh các tín ngưỡng dân gian thiêng liêng, ngồi đồng, ngồi ghế, xuất nhập ra vào thân người, thật là vô lý, như: đạo ngoại cảm, đạo nói chuyện với người âm, đạo đi thiếp, đạo xuất hồn... từ đó mà con người hay nghĩ đến chuyện "ma mãnh", chuyện "yêu tinh" hù dọa người nhạy cảm, nhẹ dạ, "yếu bóng vía", "yếu niềm tin", " thiếu tự tin".
Thật ra thì từ ngữ "bóng đè" hay "ma đè" đối với tín ngưỡng nhà Phật thì chỉ là một hiện tượng dành cho người thường bị ảo giác, ham thích linh hiển, "dễ tin bên ngoài", "thiếu tự tin" và thân có bệnh tim mạch mà thôi. Trường hợp của Phật tử nếu được chữa trị hết bệnh tim, bệnh suy viễn thì sẽ khỏi bệnh "bóng đè", "ma dựa".
Ngày nay, một số người chưa phải Phật tử dường như họ thích bị bóng đè ma nhập, hoặc một số hiện tượng khác có liên quan, như: tiên tri, đoán vận, nghĩ mình có ai đó nhập vào, có khi nghĩ mình có Phật, thánh, tiên nhập vào rồi xuất ra, xuất ra rồi nhập vào, phát ngôn trai trại khác tiếng nói người thường, rồi tự nghĩ sao mình linh hiển quá??? thật mắc cười vô cùng. Người Phật tử chân chánh, giới đức tinh nghiêm đừng dính mắc vào các hiện tượng đó, rất khổ não cho bản thân và gia đình các bạn ạ!
Trường hợp, Phật tử có tu niệm Phật, tụng kinh, thì nay chỉ niệm Phật là đủ rồi, mỗi thời khóa 15 phút, vừa tu vừa chữa trị bệnh bị "bóng đè", sẽ có hiệu quả.

( sưu tầm )

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 7
Join date : 04/04/2012

https://phatphap.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết