Diễn Đàn Phật Pháp , Phật Học , Phật Tử . Phật Giáo
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH

Go down

Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Empty Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by minh đài 22/11/12, 05:05 pm

[QUOTE=Phạm Hữu Nghị;1688]


Trích:



Nguyên văn bởi vodinh
Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Viewpost



Em được biết chị Diệu Định thật là may mắn phước đức thay...!!!em cũng
mới giác ngộ đây thôi có lẽ là nhân duyên,em cũng biết tu chút ít,cũng
có thĩnh kinh sách về xem,em xin hỏi tu như như thế nào mới có kết quả
nhanh chóng?vì chướng nghiệp nặng hoàn cảnh rất khó khăn...!và em xin
biết chị đang làm việc và xin sống ở đâu không?có số điện thoại liên lạc
không ạ...nếu có gì em tiện hỏi chị ạ...!!! em chân thành cảm ơn,quý
báu thay!!!


--------------------------------------------------------------------------
Tu thì ko thể nói nhanh hay chậm được ,vì nếu tu để đạt kết quả nhanh
chậm thì giống như mình chạy theo thành tích sao?tu là sửa ,sửa ngay cái
tâm tánh chưa được hoàng thiện theo tùy duyên ,trong cuộc sống chúng ta
còn phải bươi trãi bao nhiêu khổ sở .
Từ gia đình ,đến bản thân , trách nhiệm ,mỗi người đều phải có và đối với cha ,mẹ ,ông ,bà
v..v...mà mình lăn lộn trong điên đảo của cuộc đời mà tâm ko bị nhiễm ko
bị lôi vào thế gian ,vòng xoáy của thế gian đó là mình tu đó .
Sách kinh mình đọc để hiểu ,mà hành trì chứ đúng ra cái thực tiển
mình phải đương đầu còn cách xa kinh nhiều lắm ,cứ thong thả mà tu .

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Empty Re: Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by minh đài 22/11/12, 05:07 pm

Trích:



Nguyên văn bởi Phạm Hữu Nghị
Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Viewpost


ũa! còn một việc nữa là chị đang tu
tập pháp môn gì?tịnh độ,thiền học,mật tông? nếu là tịnh độ thì khi hồi
hướng công đức niệm phật thì bất cứ ở đâu nơi nào cũng được phải không?
có nhất thiết là tại bàn thờ Phật không?và khi hồi hướng là mình nguyện
thầm hồi hướng hay là nguyện ra tiếng...?Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  72


Tỷ tu vovi pháp ,những pháp môn như tùy duyên mà mình chọn như
thích ăn cơm thì ăn ,thích ăn phở thì ăn ,nên phật có vạn pháp môn tu mà
hồi hướng niệm phật mình cứ tùy duyên mà khấn niệm ko nhất thiết phải
đứng trước tam bảo , vì niệm phật trong tâm mình đã hiện phật rồi ,chỉ
khấn thầm thôi ,đủ để phật tâm chứng

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Empty Re: Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by minh đài 22/11/12, 05:09 pm

[QUOTE=Phạm Hữu Nghị;1728]


Trích:



Nguyên văn bởi vodinh
Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Viewpost


Ko bị nhiễm....rõ hơn là sao hả tỷ?...?đệ muốn biết chi tiết hơn,tỷ nói rỏ hơn đi?hay ví dụ cũng được...Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  09 còn "chứ đúng ra cái thực tiển mình phải đương đầu còn cách xa kinh nhiều lắm "cái câu này đệ cũng chưa rõ lắm...hixNhững bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  62...........sao tỷ ko biết sài di động Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  73nhỉ???nó
cũng bình thường mà....???còn "cuộc họp d đ thông báo trên d đ
bachduongky " là sao đệ cũng ko rõ d đ là viết tắc của từ gì???...hix!!!Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  30


------------------------------------------------------
Trước tiên VO-DINH sẽ trả lời câu thứ nhất này ,NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA
MÂU NI PHẬT nguyện qua câu trả lời khiến người sáng rõ chân lý và giác
ngộ ,
PHẠM HỮU NGHỊ nghe và thâm nhập ,người tu được ví như đóa sen mọc
trong bùn ,bùn bị nhơ hôi nhưng sen vẫn tốt nở ,và tỏa hương làm mát dịu
lòng ,tuy ở giữa đầm bùn như vậy hoa sen vẫn tùy duyên khoe sắc .
Người tu sửa tâm ,lọc trong sạch tâm mình từ ko tốt thành tâm tốt
,tâm nhiễm mà thành trong sạch ,khi tâm mình đã được an trụ ,được giác
ngộ thì dù mình đến nơi trộm cướp , hay nơi tệ nạn ,hoặc thói hư trong
trần ,mình ko hề bắt chước ,những tánh tham ko làm mình lay động ,cái
thực tế trăm ngàn quyến rũ ,để lôi khéo con người vào tham, sân, si .
Chỉ cần một phút ko tu con người đã mắc vào sai lầm ,nên một phút tu
là mình đang từng bước đến hoa sen .người ở giữa chốn trần gian cái
thực tế là cuộc chiến thiện ,ác luôn đấu trong tâm ,nên phải tự làm chủ
để chiến thắng ,nhưng kinh chỉ là một phần nhỏ của sự giác ngộ ko bao
hàm hết thế gian ,nên vo-dinh nói thực tiển cách xa kinh nhiều .
Tỷ tu từ nhỏ đến giờ ko dùng đ t để liên lạc ai ,lên d đ vì nhân duyên cứu độ ,phát tâm kinh thôi

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Empty Re: Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by minh đài 22/11/12, 05:10 pm

Trích:



Nguyên văn bởi Phạm Hữu Nghị
Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Viewpost


Tỷ tu vovi pháp --->vovi pháp có
phải là không giới hạn pháp môn nào chăng...?bây giờ là câu thắc mắc
tiếp tục...hix,Đệ hỏi 01;xin hỏi Chú Đại Bi có được niệm thầm hay ko?hay
đọc to tiếng mới được,thường đệ có thấy nhiều người đọc chú ra tiếng ko
biết niệm thầm như niệm Phật được ko tỷ...?Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  62...........Đệ
hỏi 02;xin hỏi tu là nhẫn nhịn ko tức giận ko oán ghét người còn ngược
lại tự mình tức giận mình oán ghét mình có được hay ko?và thêm nữa mình
tự buồn phiền chính mình có sao ko???Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  30


-------------------------------------------
VO-DINH sẽ trả lời câu hỏi thứ hai , nam mô BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT .
VO VI PHÁP là bao hàm các pháp ,nhưng ko chấp vào pháp nào , như hư
không ,không có một pháp nào vướng chấp cho là đắc nên gọi là vo vi ,còn
bài chú đại bi HỮU NGHỊ tùy nơi nếu đứng trước tam bảo tụng thì đọc to
,còn luyện tâm thì cứ khấn âm thầm đọc chú kinh tâm ,.
khi đã đạt đến tâm nhất trụ , tự nhiên mình sẽ mát dịu ko hờn giận
oán ai cả ,ko phải bắt buộc mà tự nhiên giác ngộ ngộ ,sự hờn giận làm
mình mất tự chủ và ko an lạc ,

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Empty Re: Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by minh đài 22/11/12, 05:11 pm

Trích:



Nguyên văn bởi Phạm Hữu Nghị
Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Viewpost


Người học Phật theo đệ được biết bước
đầu tiên là quy y tam bảo,tỷ đã quy y tam bảo rồi phải ko? nên mới có
pháp danh là Diệu Định???Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  17Đệ
cũng đã quy y tam bảo rồi nhưng vẫn còn thắc mắc,trước khi quy y chùa
Bảo Ấn đệ có dự định riêng là vào chùa Hoằng Pháp đễ làm dự lễ quy y
theo thông lệ tổ chức 1 năm 4 lần quy y,đệ đang chờ đợt 2 và gần tới
ngày quy y rồi và còn rũ thêm mấy người quen đi quy y và nói về lợi ích
việc quy y ăn chay niệm Phật...!!!thế mà có ai chịu nghe và đi chỉ có 1
bà chị gần phòng bên là tin tưởng nhưng ngặt nỗi ngày mai phải về quê
rồi,nên ko đi được vào ngày quy y ở Hoằng Pháp,đệ có khuyên "về quê mà
tìm chùa gần nhà mà vào xin quy y,quy y chùa nào cũng được mà mình quy y
là quy y theo Phật A Di Dà" lại thêm tính chị ấy nhát và hai lúa lắm,và
đệ thì lại mới biết chùa Bảo Ấn gần đây thế là đi lại chùa quy y vào
sáng mai bằng 2 chiếc xe đạp,nói là gần chứ thật ra phải mắc gần cả
tiếng mới tới nơi,vì giúp chị ấy nên đệ cũng vào làm lễ quy y và chỉ có 2
người,ban đầu thầy lễ Phật và Tổ Sư Đạt Ma,thầy nói về quy y Phật Pháp
Tăng...sao đó là ngũ giới về phần giảng và truyền ngũ giới thầy đang nói
ngon lành bỗng nhiên có tiếng nhạc chuông điện thoại Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  73reo và thầy dứt ngang để mà nghe alo điện thoại....!!!Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  29
Đệ xin hỏi; ko biết là như thế có ảnh hưởng gì đến việc làm lể quy y
hay ko?????vì đối với đệ việc quy y rất ..rất là quan trọng..hixNhững bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  30
còn nữa việc dự định suy nghĩ đễ dự lễ quy y chùa Hoằng Pháp ko đi có
được ko---->biết rằng thất hứa là có tội???và có nên đi quy y lại
ko???Đệ pháp danh là Nhuận Cường đệ ko hiểu ý nghĩa của nó về từ
"Nhuận"? tỷ giải thích giùm đệ luôn nhaNhững bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  53Đệ thật là rắc rối đúng ko hjhjNhững bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  19


-------------------------------------------------------------------------
QUY Y
Ý nghĩa Quy y Tam Bảo

Trở thành một Phật tử là trở về nương tựa Tam Bảo, cũng gọi là ba nơi quý báu. Đó là Phật, Pháp và Tăng.

Lễ Quy Y chính mà tiếng Pali gọi là Ti Samana Gamana, hay nương tựa ba
pháp được cử hành hầu như trong các trường phái Phật giáo. Tuy nhiên,
bất kỳ người nào thật lòng muốn sống theo lời Phật dạy thì có thể thành
tâm đọc những lời:

Con về nương tựa Phật
Con về nương tựa Pháp
Con về nương tựa Tăng.

Trong tiếng Anh thuật ngữ “nương tựa”(refuge) dùng để chỉ cho một sự che
chở và bảo vệ những điều nguy hiểm. Cái gì là nguy hiểm, chúng ta tìm
một nơi nương tựa tránh những dục thú vốn hiện hữu và phản ứng quanh
chúng ta. Những cảm xúc đau khổ và tuyệt vọng, sự sợ hãi về cái chết.
Chúng ta tìm một nơi nương tựa thoát khỏi bánh xe Luân hồi.

Quay về Nương tựa

Ý nghĩa nương tựa hay còn gọi là quy y trong ba pháp quý báu được giải
thích khác nhau trong các trường Phái Phật giáo. Theo Thầy Bodhi một vị
thầy của Phật giáo Nguyên thủy cho rằng: “Lời Phật dạy có thể khái quát
như các loại kiến trúc của căn hộ bao gồm móng, nền, cầu thang và mái
che. Cũng như kiến trúc khác nhau của tòa nhà, Phật pháp cũng có một
cánh cửa, và để bước vào trong căn nhà chúng ta bắt buộc phải đi qua
cánh cửa này. Cửa ngõ bước vào ngôi nhà Phật pháp chính là quay về nương
tựa ba ngôi quý báu, bao gồm Phật là vị thầy đã giác ngộ viên mãn,
Pháp là chân lý do đức Phật dạy, và Tăng là cộng đồng sống phạm hạnh
theo lời Phật dạy.

Trong sách “Con Đường Thiền Tông” Thiền sư Robert Aitken đã viết: “Quay
về nương tựa Tam Bảo là lời phát nguyện mạnh mẽ hơn là sự cầu nguyện.
Gốc tiếng Pali của ba dòng quay về nương tựa, dịch sang nghĩa đen, đọc
là: “Tôi cam đoan sẽ tìm thấy ngôi nhà của chính mình trong đức Phật,
trong Phật pháp và trong Tăng thân. Mối tương quan gắn kết ngôi nhà của
tôi trong Phật, Pháp, Tăng có thể giúp tôi thoát khỏi những hành xử vô
minh và nhận ra chân tâm của chính mình.

Không có gì là bí ẩn

Quay về nương tựa sẽ không phải là sự khẩn cầu một đấng siêu nhiên đến
và cứu rỗi chúng ta. Sức mạnh của lời phát nguyện phát xuất từ sự chân
thành và thành kính. Robert Thurman một Phật tử Tây Tạng đồng thời là
giáo sư hiện đang giảng dạy về khoa Phật giáo Tây Tạng tại trường Đại
Học Columbia cũng phát biểu:
“Nên nhớ rằng sự tỉnh thức, giải thoát khỏi khổ đau, sự cứu vớt linh
hồn. Dù là sự giải thoát, chứng ngộ viên mãn, Phật tánh, tất cả đều đến
từ sự hiểu biết chân chính của bạn, sự thấu triệt bản chất của mọi sự
vật cũng xuất phát từ bạn mà ra. Nó không đến từ sự ban phước của người
khác, hay phép mầu của đấng siêu nhiên nào, hoặc từ sự tuyên truyền, hay
từ hội viên của một tổ chức.
Hòa thượng Thánh Nghiêm cũng nói: “Ý nghĩa xác thực của Tam Bảo, điều
cốt yếu là không phải đến bên ngoài mà đó chính là sự giác ngộ tánh Phật
vốn có sẵn bên trong con người của bạn”.
“Quy y Phật, chúng ta chuyển hóa sự sân hận thành từ bi; quy y Pháp
chúng ta học chuyển hóa vô minh thành trí tuệ, quy y Tăng chúng ta học
chuyển hóa sự tham lam thành sự rộng lượng.”

Quy y Phật

Khi nhắc đến đức Phật chúng ta thường nghĩ về đức Phật lịch sử , một
người sống cách đây hơn 26 thế kỷ và những lời dạy căn bản của ngài. Thế
nhưng đức Phật từng dạy cho đệ tử của mình, ngài không phải đấng toàn
năng mà chỉ là một con người bình thường như bao con người khác. Như
vậy, chúng ta nương tựa những gì ở ngài ?
Thầy Bodhi viết rằng quy y Phật không đơn thuần chỉ là quy y tính cá
biệt vững chắc… khi chúng ta trở về nương tựa Phật, là thường xuyên nhớ
đến ngài như là hiện thân tối cao của những tinh thần đạo đức, tình
thương và trí tuệ. Ngài là bậc thầy vô song, người hướng dẫn chúng ta
thoát khỏi biển luân hồi đầy nguy hiểm.

Trong Phật giáo Đại Thừa, đức Phật có thể được chỉ cho đức Phật lịch sử,
tên gọi của ngài đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật còn chỉ cho Phật tánh,
là sự thuần khiết, bản chất tự nhiên không có điều kiện của vạn vật.
Ngoài ra, Phật còn hàm nghĩa chỉ cho một con người tỉnh thức giác ngộ,
Phật còn biểu hiện cho tinh thần giác ngộ hoàn toàn.

Robert Thurman đề cập, chúng ta về nương tựa Phật như là hiện thân của
một vị thầy tôn kính, chúng ta trở về với những lời dạy về hạnh phúc
thực tại, những phương pháp đạt được hạnh phúc dù ở bất kỳ hình thức hay
truyền thống tôn giáo nào. Dù bạn là tín đồ của Cơ Đốc giáo, hay mang
tư tưởng chủ nghĩa nhân đạo, dù bạn là đạo Hin đu, đạo Xufi, hoặc Phật
giáo, tất cả không thành vấn đề. Đức Phật là bậc thầy cho tất cả chúng
ta, một người có thể chỉ cho chúng ta thấy được bản chất thực tại của
vạn vật. Bạn cũng có thể gọi ngài là một khoa học gia, một bậc thầy tôn
giáo.

Robert Aitken đề cập đến quy y Phật: “Đây là một sự ám chỉ, dĩ nhiên,
đối với đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một người giác Ngộ, nhưng ở phương
diện nào đó nó có ý nghĩa rộng hơn. Nó bao gồm tất cả nhân vật thần
thoại có trước thời đức Phật Thích Ca, vốn nguyên mẫu của các vị thần có
trong tích truyện của Phật giáo. Nó bao hàm tất cả các vị thầy vĩ đại
của nhiều thế hệ… cũng có thể tất cả mọi người mà những người này đã
thật sự nhận ra Phật tánh của họ như: Tất cả các tăng ni, Phật tử và đã
thoát ly khỏi chi phối của sự sống và cái chết.
Trong một khía cạnh sâu xa hơn, tất cả chúng ta đều là Phật, chúng ta
không nhận ra điều này, nhưng đó vẫn mãi là chân lý mà chúng ta không
thể chối từ”

Quy y Pháp

Cũng như ý nghĩa chữ Phật, chữ “Pháp” cũng có một số ý nghĩa. Ví dụ như:
nó chỉ cho giáo pháp do đức Phật giảng dạy, và cũng là quy luật nghiệp
báo và tái sinh. Thỉnh thoảng nó dùng chỉ cho các nguyên tắc đạo đức,
hay các yếu tố vật lý hoặc tâm lý.

Theo Phật giáo Đại Thừa, chữ Dharma hoặc Dharmma trong ngôn ngữ Pali là
một thuật ngữ chỉ cho các yếu tố tồn tại, hoặc các điều kiện tạm thời đã
tạo hiện tượng nguyên nhân tạo nên sự sống. Theo Phật giáo Đại thừa,
thuật ngữ này thỉnh thoảng dùng với nghĩa “hiện thân của thực tại” hoặc
“hiện tượng”. Ý nghĩa này có thể tìm thấy trong Tâm kinh, một bộ kinh đề
cập đến tính không của vạn pháp.

Thầy Bodhi cho rằng có hai mức độ của Dharma. Một là chỉ lời dạy của đức
Phật, như đã đề cập trong các kinh điển và một số bài giảng. Mặt khác
là chỉ cho con đường mà Phật tử phải đi và mục tiêu đạt đến là Niết Bàn
tối thượng.

Robert Thurman nói rằng, Pháp là bản chất thực tại của mỗi chúng ta,
rằng chúng ta theo đuổi thông qua sự hiểu biết hoàn toàn, mở ra sự hoàn
hảo. Pháp vì thế cũng bao gồm cả những hệ thống nghệ thuật, khoa học
những điều cho phép chúng ta tìm chân tâm của chính mình. Thông qua
phương diện hành trì, Pháp sẽ khai mở cho chúng ta, theo những lời Phật
dạy, là những phương tiện thực thi trong đời sống, trong sự thực tập của
chúng ta, và trong các trách nhiệm, ứng xử trong nghệ thuật sống, đây
cũng chính là Pháp.
Học Phật pháp, là một định nghĩa của Dharma, đây là ý nghĩa quan trọng,
nhưng quy y Pháp hàm nghĩa có lòng tin hơn là chấp nhận Phật pháp. Đó
chính là niềm tin tưởng thông qua phương diện hành trì Phật giáo, dù
thiền định tinh chuyên hay tụng niệm chuyên cần. Pháp vẫn mãi là niềm
tin vào sự chánh niệm, ngay bây giờ, ở đây, không đặt niềm tin ở một nơi
nào xa xăm.

Quy y Tăng

Tăng là một từ hàm chứa nhiều ý nghĩa. Trong đó nghĩa quan trọng nhất là
chỉ cho các tổ chức cộng đồng trong tu viện, hay những tổ chức của Phật
giáo. Tuy nhiên, Pháp cũng được sử dụng một cách tương tự như Cơ Đốc
Phương Tây dùng là “Giáo hội”. Một tăng đoàn có thể là một nhóm đặc thù
là đệ tử Phật, là Phật tử hay tu sĩ, những người cùng nhau tu học, hoặc
nó hàm nghĩa tất cả tín đồ đạo Phật dù ở nơi đâu.

Tầm quan trọng của Tăng đoàn được đánh giá cao. Sự cố gắng đạt được giác
ngộ bằng nỗ lực cá nhân, và chỉ có chính mình mới giúp được bản thân
thoát khỏi con đường chông gai trắc trở trong một chuyến hành trình đầy
lầy lội. Thông qua tự giác và giác tha viên mãn, chúng ta sẽ đạt đến
trình độ tiêu dần đi sự trói buộc của cái ta và sự tham lam ích kỷ.
Đặc biệt tại phương Tây, người ta đến với Phật giáo thường là họ bị tổn
thương hay gặp rắc rối trong đời sống. Vì thế, họ đến với các trung tâm
Phật pháp tìm cho những người đồng cảnh ngộ như họ. Ví như họ đang ôm
giữ mối hận thù với một ai đó, họ nhất định làm tổn thương người đó.
Trong trường hợp này những người bạn đồng tu cùng chia sẻ kinh nghiệm tu
học để giúp đỡ họ trở lại bình tĩnh và thoát khỏi ám ảnh nỗi đau mà họ
đang ôm giữ, và giúp họp chuyển hóa tha thứ cho kẻ thù của mình.
Sau cùng Chogyam Trungpa đề cập về ý nghĩa quy y Tăng. Tăng là một cộng
đồng của những người, mà những người này sống đạo đức họ hành trình cùng
bạn, nâng đỡ bạn bằng trí tuệ của họ. Tình bằng hữu bên trong Tăng đoàn
là một tình bạn trong sáng, không có mong đợi, không có đòi hỏi.

Thông qua Quy y Tăng, chúng ta trở về nương tựa. Đây là con đường của chư Phật.

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Empty Re: Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by minh đài 22/11/12, 05:12 pm

Người thầy là thay thế phật truyền giáo pháp phải trang nghiêm ,đủ đạo
hạnh ,người muốn quy y cũng phải xem người quy y cho mình có xứng đáng
ko ?quy y chẳng qua là một nghi lễ để có điểm tựa ,có những vị ko cần
quy y , ẩn thân tự tu tự chứng cũng thành bật trí vô sư ,có những vị tu
tự phát ,tự quy y phật ko cần thầy thì sao?nên lễ quy y chỉ là một hình
thức ko đáng chấp lắm .
Muốn gặp tỷ thì khoảng tháng 10 âm lịch tỷ có tổ chức giao lưu cùng thành viên trên d đ lúc ấy đệ đăng ký ha
TRÊN MỤC thông báo họp mặt của tỷ đó

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Empty Re: Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by minh đài 22/11/12, 05:14 pm

Trích:



Nguyên văn bởi vodinh
Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Viewpost


-------------------------------------------
VO-DINH sẽ trả lời câu hỏi thứ hai , nam mô BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT .
VO VI PHÁP là bao hàm các pháp ,nhưng ko chấp vào pháp nào , như hư
không ,không có một pháp nào vướng chấp cho là đắc nên gọi là vo vi ,còn
bài chú đại bi HỮU NGHỊ tùy nơi nếu đứng trước tam bảo tụng thì đọc to
,còn luyện tâm thì cứ khấn âm thầm đọc chú kinh tâm ,.
khi đã đạt đến tâm nhất trụ , tự nhiên mình sẽ mát dịu ko hờn giận
oán ai cả ,ko phải bắt buộc mà tự nhiên giác ngộ ngộ ,sự hờn giận làm
mình mất tự chủ và ko an lạc ,


Tỷ hay thật đấy,còn đệ thì chẳng ra làm sao,mà cũng không ổn vậy
tại sao nhiều quyển sách và kinh nói nhiều về việc tu pháp môn Tịnh Độ
cho cái thời mạt pháp này,cho dù thiền hay là gì cũng vậy trăm vạn người
tu không một người đắc riêng chỉ duy nhất pháp môn Tịnh Độ niệm phật
cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc là cứu cánh rốt ráo nhất cho đến ngài
Pháp sư Tịnh Không hiện nay cũng nói như thế,Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật
giáo Hòa Hảo được tôn sùng là vị Phật Sống cứu thế cũng nói như thế,các
ngài như Ấn Quang Đại Sư hiện giờ đang ở Tây Phương Cực Lạc,Hòa Thượng
Quảng Khâm,Cư Sĩ Diệu Âm Diệu Ngộ,...v.v. và còn nhiều lắm lắm nhớ không
hết..!!!cho nên tập trung vào niệm Phật nếu tu nhiều pháp môn lẫn lộn
sẽ không có kết quả đích thực như mong muốn,có thể kết hợp cả Thiền và
Tịnh song tu,Phước Huệ song tu,hành thập thiện,Bồ Tát hạnh cao hơn nửa
là 4 đại đức của Phật Từ Bi Hỹ Xã,ăn chay,làm lành lánh dữ,cứ thế mà
niệm Phật bảo đảm trăm phần trăm sẽ được vãng sanh Cực Lạc hjhjNhững bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  09Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  42
cho đệ hỏi đọc chú kinh tâm???là sao?đệ biết Bát Nhã Tâm Kinh có phải
là nó chăng?còn khi đã đạt đến tâm nhất trụ thì sẽ tươi mát an lành
không oán giận hờn ai ngay cả mình nửa đúng không???việc này thì nếu
được thì tốt tốt rồi...!! còn hiện tại chưa được đệ đang hỏi và hành
động trong hiện tại chưa đạt đến tâm nhất trụ??? đệ buồn vui tức giận
không phải cho người khác mà là tự mình tức giận mình thì có hại hay có
lợi và nên hay không nên???còn người mà hành xử sai nói năng sai hoặc họ
tức giận sai đối với một người nào đó hoặc là với mình thì mình có nên
khuyên can họ không? còn họ làm dữ với mình thì mình có nên dùng phương
pháp nghịch hạnh Bồ Tát mà làm dữ để đối trị căn bệnh ngạo mạn và hung
hăng của họ hay không?hay là im lặng mặc người ta làm gì thì làm họ nói
sai mình nói quấy phải gì cũng mặc kệ chăng???rồi họ hành hung mình hay
bạo lực mình thì mình xử trí ra sao???Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  33dẫu
biết rằng nhẫn nhịn là trên hết trên mọi trường hợp này,nhưng không lẽ
nào thấy chết mà không cứu chăng?thấy người ta sai lầm còn tham sân si
mình không khuyên can chăng???như thế nào là cho đúng như thế nào mới là
phù hợp...?Tỷ àh Tỷ để ý từng câu từng chử đệ hỏi nha vì nó rất cần
thiết cho đệ,vì từ xưa đến giờ đệ luôn có ngập tràn muôn ngàn câu hỏi mà
chẳng biết phải hỏi ai,nay may mắn gặp Tỷ ví như là Chàng No6BiTa khờ
khạo này đã gặp được DoReMon thần kỳ và có muôn ngàn bửu bối để giúp anh
chàng NoBiTa chiến thắng kẻ hung ác Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  43Tỷ
trả lời chi tiết hơn,chung chung đệ không hiểu,đệ rất biết ơn,và không
biết nửa là đệ có duyên với diễn đàn Bạch Dương Kỳ này nữa không,và có
còn vào đây gặp DoReMon= Tỷ để trò chuyện và tham vấn Tỷ nữa không,hữu
duyên thiên lý năng tương ngộ vô duyên đối diện bất tương phùng, A Di Dà
Phật!!!Đệ xin chúc Tỷ mạnh khỏe an lạc tinh tấn và hẹn gặp Tỷ ở Tây
Phương Cực Lạc vào một ngày không xa,có duyên thì gặp hết duyên thì Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  33Àh
ha ví dụ như có 1 cái Bánh Bao chay được đặt trên cái bàn của một người
nào đó mà đệ không ăn,họ nói đệ ăn và còn tức giận đùng đùng,ây da đệ
sẽ nói là không ăn và mềm mõng với họ,mọi chuyện chưa dừng ở đó,họ không
tin còn chửi rủa và càng ra vẽ khó coi,đệ sẽ dùng nghịch hạnh Bồ Tát
làm dữ lại tuy đệ không tức giận mà tức giận giã để cho họ bớt cái tính
hiếp đáp kẽ khác,nhưng họ chẳng vừa họ đòi đánh đòi đá đòi đập,đệ sẽ xử
trí ra sao?thông thường đệ sẽ nói là ùh thì đánh đi nè đánh điNhững bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  63
hú hồn nếu họ biết sai biết sợ thì không sao vì đệ đang thách thức nếu
họ làm càn chủ yếu là đệ giúp họ,còn họ làm tới thì nguy thật,Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  08
theo tỷ thì nên xử trí như thế nào là ổn thỏa nhất và giúp họ nhận ra
cái sai lầm,và có một điều là đối phương rất táo bạo và cứng đầu không
nghe chịu nghe ai một lời nào cả và thích ra vẽ anh hùng đấm đáNhững bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  61nói về cái Bánh Bao là chỉ tượng trưng cho muôn ngàn sự việc trên đời này dẫu là ai đi chăng nữa thì cũng đã gặp qua...!Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  28

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Empty Re: Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by minh đài 22/11/12, 05:15 pm

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT,NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT NGUYỆN CHO CON ĐỦ
NĂNG LỰC VÀ TRÍ TUỆ VÀ LỜI NGÔN ĐỦ ĐỂ NGƯỜI LÀM SÁNG TỎ .
Tỷ sẽ trả lời câu hỏi của HỮU NGHỊ như sau.
Trong đạo pháp như dòng nước uyển chuyển ko thể nói tôi tách dòng nước
này ra rồi cho là dòng nước này sạch ,pháp môn tịnh độ cũng chỉ là một
trong những pháp môn ,cũng như pháp môn thiền cũng ko nói là hoàn toàn
tuyệt đối ,trong vạn pháp môn tu ứng vào vạn cảnh của thế gian ,pháp là
gì?pháp là liều thuốc để trị bệnh trần gian ,người bệnh này ,uống thuốc
này ,người bệnh kia uống thuốc kia ,quan trọng người uống thuốc họ hạp
ko ,có hết bệnh ko ?
Đường đến niết bàn trăm ngàn gian khó ,mình phải dươngđầu và tùy duyên ứng ,tùy duyên thọ cảm ,
thử hỏi đức bổn sư thuộc pháp môn nào ?đạt ma sư tổ thuộc pháp môn
nào?những vị đắc quả thuộc pháp môn nào ?chẳng có một pháp nào cho là
nhất ,nhất đắc đâu .
Tu phải tỉnh ,dù người đứng trước mặt tự xưng là phật sống ,hay bồ tát
,dù ở bật nào trong đường tu ,mình phải tỉnh ,và biết quan sát chứ ko lệ
thuộc bất kể đó là ai?càng tu sẽ càng có trí tuệ thần thông rõ ràng do
chính minhftu luyện thành ,ko dựa vào ai ban cho cả .
Khi có trí tuệ thần thông dù xảy ra sự việc gì cũng biết xử trí
,người đời đem cho mình cái bánh ,thọ lãnh hay ko do mình quyết định ,
như HỮU NGHỊ thọ thì mới nổi sân gây ,ko thọ thì ko sân ,ko gây,chỉ phân
minh một lần mà họ ko nghe thì mình ko cần nói ,vì cứ để họ đi tìm câu
trả lời .Đọc kinh tâm là học thuộc kinh rồi âm thầm đọc trong tâm ko lên
tiếng ,gọi đó là đọc kinh tâm
Mọi thứ thiện ác theo cách suy nghỉ mình càn thì nói ko cần thì thôi
,đừng trong lúc lửa cháy ,tự đổ dầu xăng thì bản thân mình cũng bị cháy
,vài lời mong HỮU NGHỊ tỏ sáng nam mô a di đà phật

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Empty Re: Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by minh đài 22/11/12, 05:17 pm

giải đáp &tu học của thành viên










Anh ơi có cách nào giữ được cái tâm của mình lâu dài không anh? vì
những lúc em bị phiền não vì chuyện này chuyện nọ mà quên giữ nó là lại
bị cái phiền não này lôi cuốn. Nhưng lúc dòm lại thì đỡ phiền não đi, mà
lúc nhớ lúc quên anh ơi. Anh có biện pháp nào để giữ được cái tâm kiên
cố không chỉ giúp em để em không còn bị chi phối bởi tâm điên đảo mà để
được sống với cái tâm không suy nghĩ đó anh.

---------------------------------------------------------------------------------
Có những phiền não do quá khứ ,hiện tại từ cảnh trần
tác động làm cho thần thức ko ổn định ,sự diễn biến này luôn tiếp nói
một cách triền miên .
Trước tiên mình phải xem nó hiện lên như thế nào ?phải xét tại sao ?
mình luyến tiếc nghỉ đến nó để làm gì ?khi luyến như vậy mình có lợi ích
gì ?rồi đến sự quyết định cắt thọ cảm triền miên từ lục trần mang đến .
Khi quán sát như vậy mình thấy cái tâm của mình trổi
vui,buồn,hờn,giận ,oán ghét rõ ràng ,như đối diện mình thấy nó ,và nó
đang ở trong mình đó là danh sắc ,khi biết nó rồi làm chủ nó bắt nó làm
theo ý muốn của mình ,khi đã biết làm chủ tâm mình là bước vào tu định

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Empty Re: Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by minh đài 22/11/12, 05:18 pm

Trích:



Nguyên văn bởi vanbinhkg
Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Viewpost


anh ơi theo em nghĩ như vậy nè, trước
tiên phải có dũng khí để cắt đứt cái tâm điên đảo, và sau đó an trụ nó
vào một nơi nào đó, cuối cùng là ôm giữ nó cho kiên cố. phải vậy không
anh theo em nghĩ là vậy mà có đúng không em cũng không biết nữa. Bởi vì
em chưa giữ nó được kiên cố, lúc được lúc mất. Xin anh chỉ em dùm.


-------------------------------------------------------------------------------------------
Con gọi vodinh là cô ,bây giờ cô nói cho con rõ như
vầy nếu như con bị một cú sốc nặng liệu thanh tâm có đủ dũng khí để cắt
dòng tư tưởng ko?muốn cắt nó ko phải dũng khí mà phải biết rõ tính chất
của nó .
Thí dụ : có người nói oan ,mắng chửi con ,nhưng họ ko cho được quyền
minh oan ,cú sốc này ảnh hưởng danh dự ,tương lai ,uy tín của bản thân
,lúc này con sẽ phản ứng ra sao?có người vì những chuyện này sẽ bị ngã
quỵ ,thậm chí tự sát để minh chứng ,còn không thì điên loạn mất thăng
bằng ,vậy con sẽ có phản kháng ra sao?có phải cố phân minh ko?càng phân
minh họ càng chửi con ,hạ nhục con luôn .
Việc trước tiên thanh tâm con phải tạo ra một đối tượng bị một hoàng
cảnh tương đương ,hoặc tệ hơn để an ủi ,rồi rọi soi thanh tâm mình phản
kháng gì trong tình trạng này ,rồi phân tích nó sao cho đừng bị lôi cuốn
sự đau khổ của nó ,rồi quyết định cắt khi muốn cắt dòng tư tưởng ta nên
thay vào đó một ấn tướng để thế vào những dòng suy nghỉ ,cũng như cột
tâm mình vào một trụ tướng ,duy trì ấn tướng mình gọi là định tướng .
Khi quen rồi thì định tướng này sẽ thay thế mọi tác động cảnh trần
,từ từ sẽ cắt mọi phiền nào của trần gian nhưng đây mới sơ thiền thôi
chưa phải là đắc quả nha chỉ là bước đầu tập sự

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Empty Re: Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by minh đài 22/11/12, 05:21 pm

Trích:
Nguyên văn bởi khongdao
@ HSNC : Xin cảm ơn HSNC vì tấm thiệp mừng xuân, chúc đạo hữu an lạc và tinh tấn, chóng thành Phật đạo.
@Vodinh : Nếu như đạo hữu đọc kinh diệu pháp liên hoa thì chia 9 phẩm
đạt: Tại hạ xin phép hỏi Vodinh, kinh diệu pháp liên hoa phẩm nào nói
đến 9 phẩm vị đạt được, xin chỉ dẫn cho tại hạ biết??
Chúc các huynh đệ an lạc,và tinh tấn, chóng thành Phật đạo.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đây là phẩm thứ nhất của kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA diễn
nghĩa ,lúc ấy thầy cho tôi là quyển duy nhất bị mọt cắn rách nát tôi
chép lại đoạn quan trọng ,sau tôi đưa quyển kinh đó vào tịnh thất để
chùa thiêu ,.
Nhưng tôi cũng ngạc nhiên về sau này kinh diệu pháp LIÊN HOA sau này lại thay đổi ko có phần này ,quả là khó nói
Đoạn đó như sau:

Sao gọi là hoa sen phẩm?
Hoa sen tượng trương cho tâm các vị phật các vì bồ tát ,còn phẩm là gì?:
là phẩm chất tinh túy của các vị ,vậy phật và các vị bồ tát có bao
nhiêu phẩm hạnh để đạt ,đó là cửu phẩm ,tức là chín phẩm mới đạt tới
phật.

Bậc thứ chín cao nhất là phật,phật là bật chánh đẳng chánh giác ,đạt trí tuệ vô thượng,
- Thứ tám là:a la hán
_ Thứ bảy là đại bồ tát :
_ Thứ sáu là :tiểu bồ tát
_thứ năm là;thượng tiên
_Đại la thiêng tiên
_Thiêng tiên
_Trung tiên
_Hạ tiên
TỔNG CỘNG CÓ CHÍN BẬT THÀNH PHẬT
cũng có chín phẩm để thành phật

Thượng thượng phẩmcũng là thượng thượng sanh
Thượng trung phẩm _thượng trung sanh
Thượng hạ phẩm _ thượng hạ sanh
Trung thượng phẩm _trung thượng sanh
Trung trung phẩm _trung trung sanh
Trung hạ phẩm _trung hạ sanh
Hạ thượng phẩm _hạ thượng sanh
Hạ trung phẩm _hạ trung sanh
Hạ ha phẩm _hạ hạ sanh
TỔNG CỘNG CHÍN PHẨM ĐẠT LIÊN HOA ĐẾN NIẾT BÀN

Người tu biết chuyển kinh tụng ,ko nhiễm bất cứ gì, biết buông xả , các
pháp ,ko một pháp nào đặng mà tu chứng các pháp đều thông người đó tu
tối thượng thừa.
Người tu chuyển tụng ,rõ nghĩa , làm theo là đại thừa
Người tu chuyển tụng rõ nghĩa chơn kinh là trung thừa
Người tu vừa nghe chuyển tụng thôi là tiểu thừa
Người tu tạo phước mong cầu phước tu ở tiểu thừa
Người tu phước xã phước tu trung thừa
Người tu tất cả pháp buông xã là tu tối thượng thừa

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Empty Re: Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by minh đài 22/11/12, 05:23 pm

bài trích từ bài giảng "Niềm tin và Trí tuệ" (Pháp thoại của Thượng
tọaThích Thái Hòa giảng trong khoá tu ngày 7/ 2 / Giáp Thân (26/02/2004 )
cho các phật tử tại thiền đường Trăng Rằm, Tổ đình Từ Hiếu Huế.)

dẫn nguồn: http://www.ghhv.quetroi.net/64TMTIEN...inVaTriTue.htm



Càng tu càng bị người ta ghét ! Vì sao vậy ? Vì tu là đụng chạm người khác....


Mình không tu có thể mình sẽ đụng chạm tới thiên hạ, đó là điều dễ hiểu,
nhưng mình có tu, quý vị cũng đừng nghĩ là chúng ta không đụng chạm gì
đến ai.

Mình tin Phật thì sẽ đụng đến người tin ma. Mà giữa đời này ma nhiều hơn
Phật chứ, cho nên, chỉ tin Phật thôi là đã đụng nhiều người lắm rồi!

Mình tin Pháp thì sẽ đụng đến các tà thuyết bất chính. Vì thế, mình nói
đúng chánh pháp và hết sức tuyên dương chánh pháp là đã đụng đến các tà
thuyết, tà pháp của thế gian!

Mình tin Tăng thì đụng chạm tới ai? Tới các tà sư ác hữu. Thật sự mình
chỉ biết đi chùa, biết tụng kinh, ngồi thiền và niệm Phật thôi, mình đâu
có thì giờ để đi nói xấu các tà sư ác hữu, thế mà vẫn đụng chạm tới họ!

Mình tin Giới là đụng tới những sinh hoạt phi đạo đức, phi luân thường
đạo lý của xã hội! Mình chỉ tin Giới thôi, thì những người buôn lậu,
những người tham nhũng,... họ ghét dữ lắm. Mà sự thật, mình đâu có giành
chi của họ, mình cũng chẳng tham nhũng, chẳng hối lộ chi ai. Chính cái
phi lương tâm, phi đạo đức của hành động họ, làm cho họ cảm thấy không
thích mình, nên cứ như thế mà đụng!

Cho nên, việc mình thực hiện niềm tin đối với Tam Bảo thôi là mình đã đụng tới tất cả những người không có niềm tin Tam Bảo rồi.

Người đời thích giết hại sinh vật để ăn, tranh giành nhau để sống, tàn
hại người khác để mưu sinh cho riêng mình, còn những ai đã tin Phật rồi
thì lại không thích tàn hại bất cứ ai, hay dẫm đạp lên bất cứ loài vật
nào để tồn sinh. Họ bảo giết người, giết vật, mình không giết, thế là
đụng họ rồi. Thế thì ai đụng ai? Mình có thích đụng đâu mà! Mình chỉ
thích giữ giới, thích không tàn hại chúng sinh thôi, vậy mà vẫn đụng!

Mình ưa tôn trọng công bằng lẽ phải. Cái gì làm được thì mình hưởng,
người khác làm được thì người khác hưởng. Nhân ngang đâu thì Quả ngang
đó. Bởi mình ưa như vậy, nên mình mới giữ giới thứ hai là giới không
trộm cắp. Nhưng giờ đây, giữa thiên hạ, người ta ưa làm ít mà hưởng
nhiều, nghĩ cách để chạy mánh chạy mung... thế là đụng nhau thôi à!

Người đệ tử Phật ưa sống tiết hạnh thanh bạch. Vậy, những người mua dâm,
bán dâm, những người làm phim ảnh đồi trụy không lôi kéo được sự đồng
tình của người đệ tử Phật. Chỉ đơn giản vậy thôi, thì những người kinh
doanh về mặt này trong xã hội đã ghét mình lắm rồi.

Người đệ tử Phật chỉ thích nói lời chân thật, nói đúng lẽ phải. Nhưng,
hễ nói lời ngay thẳng thì sẽ đụng kẻ xảo quyệt điêu ngoa, hễ nói thiệt
thì sẽ đụng đến người nói láo. Mà giữa đời này có những kẻ làm chuyên
gia nói láo, nói láo có truyền thống, nói láo có hệ thống, nói láo có
súng đạn, nói láo có băng đảng, nói láo có tổ chức từ trên xuống dưới...
Là người con Phật ai lại đi nói láo phải không quý vị, chỉ cần mình nói
thiệt thôi, là đã đụng đến người ta rồi, thực ra mình đâu có nói xấu
chi họ.

Người ta uống bia uống rượu, mình không uống rượu bia, vậy là họ ghét.
Có người ăn chay trường, đi ăn tiệc cưới ngồi chung bàn với bạn bè, chắc
chắn người ta sẽ xầm xì: tu làm gì không biết nữa, tu để mau thành Phật
à?! Mình đâu có giành bia, giành thịt của họ mà ăn đâu chứ , thế mà vẫn
đụng!

Cho nên, quý vị thấy, mình tu thật là đụng tới những tâm ý của người
phàm, đụng tới tất cả chúng sinh phàm tục, đụng hết. Bời vậy mà thiên ma
ba tuần đã tìm mọi cách làm cho Phật đừng thành Phật chứ ! Đến khi
thành Phật rồi, thiên ma lại muốn Ngài nhập Niết Bàn để cho họ được tự
tung tự tác giữa cuộc đời, ưa làm gì thì làm, ưa phỉnh gạt ai thì phỉnh
gạt. Đó là ý đồ của thiên ma mà!

Bởi vậy, tu là đụng tới cái tham của chúng sinh. Mình muốn đẩy họ đi
lên, lên cao đến vô cùng , thế nhưng chúng sinh đâu có chịu, họ cứ ưa
níu kéo nhau đi xuống chỗ thấp kém thôi!

Quý vị biết, ngay cả Sư ông Nhất Hạnh, đi đâu cũng chỉ muốn giáo hóa cho
người ta tu học, và trong biến cố tại Mỹ ngày 11 tháng 9 cách đây hai
năm, khi xuất hiện tại Mỹ, Sư Ông đã khuyên họ hãy yêu thương nhau và
đừng tạo ra hận thù. Vậy mà đã có một số người đã tìm cách để làm khó Sư
Ông. Sư Ông chỉ khuyên họ những lời từ ái dễ thương thôi mà họ đâu có
chịu nghe, không những không chịu nghe mà còn chống báng nữa ! Cho nên,
sống giữa đời, người biết nói lời từ ái với nhau đã khó, huống gì là
người biết lắng nghe lời từ ái để sống! Không tu thì đụng theo kiểu phàm
tục, không tu thì đem cái phàm đụng tới cái phàm, đem cái chúng sinh
đụng với cái chúng sinh. Có tu thì cái thánh thiện của người tu sẽ đụng
đến cái chất phàm trong chúng sinh. Mình phải biết được điều đó để có sự
kham nhẫn trong quá trình tu học. Đừng có nghĩ rằng, mình tu rồi thì ai
cũng thương, ai cũng kính và ai cũng tạo thuận lợi. Không có đâu, đừng
có ảo tưởng! Càng tu càng bị nhiều người chống đối, vì giữa này phàm
nhiều hơn thánh mà! Đức Phật đã dạy: pháp của ta không phải để cho chúng
sinh công nhận, mà để cho người trí trong đời công nhận thôi. Giáo pháp
ấy được người trí thực tập, người trí tuyên dương. Thực vậy, nếu chúng
sinh có công nhận, có tuyên dương, có ca ngợi thì cũng theo kiểu phàm
tục của họ, chứ chẳng có giá trị gì. Thấy được điều đó, qúy vị mới có cơ
hội sống và đi trọn vẹn với niềm tin của mình, trọn vẹn với con đường
tu tập của mình. Tu tập không phải là phong trào, là ủng hộ, là lấy
phiếu, nên quý vị đừng buồn và đừng có cảm giác cô đơn, khi thấy rằng,
người ta đi chùa thì ít mà tới các quán càphê hay các hý trường lại
nhiều.

Lại có người đã thấm thía nhân tình thế thái nầy lắm, nên họ đã than:

Đường đời chật hẹp lắm người đi
Cửa đạo thênh thang hiếm kẻ tìm.


Cũng phải thôi, bởi người đời vốn quen sống theo mùi tục lụy, cho nên hễ
rủ ai đi uống bia uống rượu, ăn thịt, ăn cá, đánh bạc, tắm hơi, đua
tranh danh lợi ... thì dễ kiếm tìm và có nhiều nguời theo lắm. Còn rủ
người ta đi thiền, lạy Phật, ăn chay thì mười người hết chín người lúc
lắc rồi. Nên, không phải điều gì được nhiều người phàm tục công nhận đều
có giá trị cả đâu. Do đó, chúng ta phải có cái nhìn sâu sắc, có tuệ
giác lớn và niềm tin kiên định, để nhận diện sự có mặt của mình trong
cuộc đời và để chúng ta tránh khỏi những cảm giác cô đơn, lạc loài giữa
xã hội.

Đức Phật dạy tu tập là phải biết kham nhẫn. Trong cõi Ta Bà này, chúng
sinh thì kham nhẫn và chịu đựng với sự khổ đau; Bồ tát thì kham nhẫn sự
khổ đau của chúng sinh để tuyên dương chánh pháp. Chúng sinh phải kham
nhẫn theo nghiệp báo của mình để mà thọ khổ, còn Bồ tát và Phật kham
nhẫn với cái nghiệp của chúng sinh để tuyên dương chánh pháp đem lại
niềm tin và trí tuệ cho họ.

minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Empty Re: Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by minh đài 23/11/12, 08:04 am


minh đài
Mod

Tổng số bài gửi : 69
- + Điểm Đạo Hạnh : 6
Join date : 06/11/2012

Về Đầu Trang Go down

Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH  Empty Re: Những bài vấn đáp của DIỆU ĐỊNH

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết